HOME :: FACEBOOK SHARE :: EMAIL

Trong Danh Chúa Giê-xu Christ, tôi xin được chia sẻ bài giảng của mục sư Chin với chủ đề là

Những điều cần phải học trong cuộc sống - Phần 3

Chúng ta đã học trong những bài trước những điều cần phải học trong cuộc sống này như Học cách kính sợ Chúa, Học cách làm một người tốt và chân thật, Học cách để trở thành một người Sa-ma-ri tốt, Học cách vâng lời Chúa trong hoạn nạn, Học cách thể hiện sự hiếu kính cha mẹ mình…Hôm nay chúng ta sẽ học để biết thỏa lòng trong cuộc sống này

Phi-líp 4:11-13 “Không phải là tôi muốn nói đến sự cần dùng của tôi; vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy. Tôi biết chịu nghèo hèn, cũng biết được dư dật. Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được. 13 Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.”

Ông Phao-lô nói rằng ông thỏa lòng trong mọi hoàn cảnh. Ông biết học cách chịu đựng sự nghèo hèn và làm thế nào khi dư dật, đây không phải là điều dễ học.

Khi một người gặp cảnh nghèo hèn, họ có thể cảm thấy thấp hèn và thường sẽ hay rên rỉ than vãn với Chúa.

Khi một người dư dật thì thường là họ sẽ tự hào với những gì mình có và hưởng thụ cuộc sống quá mức. Đó là bởi vì nhiều người không biết học cách thỏa lòng.

Một người thỏa lòng sẽ học cách nương tựa nơi Chúa bất kể hoàn cảnh nào. Anh ấy sẽ nương tựa vào sự ban cho của Chúa và dùng những gì mình có để phục vụ Chúa.

Làm thế nào ông Phao-lô có thể luôn thỏa lòng? Đó là bởi vì ông biết là phải nương cậy nơi Chúa. Ông có thể làm mọi sự nhờ Đấng Christ ban thêm sức cho ông. Bản dịch trong Kinh Thánh đó là “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng sức mạnh mà ông có được không phải là sức mạnh của ông mà là được Chúa ban cho để ông có thể thích nghi trong mọi hoàn cảnh.

Bất kể lúc nào gặp khó khăn, chúng ta cũng nên học cách thỏa lòng giống như ông Phao-lô vậy. Nếu nghĩ rằng hoàn cảnh của mình rất tệ thì hãy nghĩ đến những người ở trong hoàn cảnh tệ hơn như vậy rất nhiều.

Quan trọng hơn hết đó là Chúa Giê-xu sẽ giúp đỡ chúng ta, Ngài sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn. Vậy nên chúng ta cần phải học cách thỏa lòng và không than vãn với Chúa. Chúng ta cần phải nương tựa nơi Chúa và không rời xa Ngài.

1 Ti-mô-thê 6:6-8 “Vả, sự tin kính cùng sự thỏa lòng ấy là một lợi lớn. Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng;”

Ông Phao-lô nhắc nhở chúng ta rằng Sự tin kính và thỏa lòng là quan trọng. Nhưng nếu Sự tin kính không đi cùng với sự thỏa lòng là điều không tốt.

Sự thỏa lòng không phải là điều mà bẩm sinh có được mà chúng ta phải học. Sự tin kính không đồng nghĩa với sự thỏa lòng, Chúng ta cần phải học sự thỏa lòng và đó là một lợi lớn nếu chúng ta học được cách làm thế nào để có sự thỏa lòng.

Vì một người tin kính nhưng lại không học sự thỏa lòng sẽ có nguy cơ mất đi ân điển của mình. Kinh Thánh ghi lại việc những người tin kính đã mất đi ân điển của mình.

Nhiều người trong số họ bị hư mất vì họ không thỏa lòng với những gì mình có. Sự không thỏa lòng của họ không phải do nan đề hay hoàn cảnh khó khăn. Nếu như họ thật sự gặp khó khăn thì việc cầu xin Chúa cho họ một môi trường tốt là việc bình thường.

Nhưng Chúa đã cho họ rất nhiều thứ, một môi trường tốt để sống. Nhưng đáng buồn thay, họ vấp ngã bởi vì lòng tham của mình và họ muốn nhiều hơn thế nữa.

Ví dụ như trường hợp của A-đam & Ê-va, Chúa đã cho họ ở trong một khu vườn tuyệt hảo. Nhưng tại sao họ vẫn phạm tội khi sống trong một khu vường tuyệt hảo như vậy?

Sáng Thế Ký 3:6 “Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa.”

Họ phạm tội không phải bởi vì trái đó rất đẹp, vì lúc đó tất cả trái cây trong vườn Ê-đen đều rất tuyệt vời. Họ ăn trái đó không phải bởi vì đói vì Chúa cũng cho họ rất nhiều trái cây trong vườn.

Sáng Thế Ký 2:9 “Giê-hô-va Đức Chúa Trời khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt, và trái thì ăn ngon; giữa vườn lại có cây sự sống cùng cây biết điều thiện và điều ác.”

Chúa cho phép con người được ăn bất cứ trái cây nào ở trong vườn, trừ trái của cây biết điều thiện và điều ác.

Nhưng đáng buồn thay là con người lại không thỏa lòng ngay cả khi Chúa đưa cho họ 1001 trái cây để ăn. Để thỏa mãn dục vọng của mình, họ đã nghịch lại Chúa và ăn trái cấm đó. Chỉ vì một trái đó mà họ đã mất hết cả khu vườn.

Sự không thỏa lòng là lý do mà con người sa ngã.

Đó là lý do tại sao mà có sự tin kính và sự thỏa lòng là một lợi lớn. Nếu Chúa cho chúng ta cả một khu vườn và chỉ không được ăn 1 trái trong vườn đó thôi thì chúng ta có thỏa lòng không?

Chúa không làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên khó khăn, Chúa không chỉ cho A-đam được ăn 1 trái trong vườn thôi. Có thể một vài người sẽ tranh cãi rằng Chúa đã cho con người có quyền tự do lựa chọn, nhưng tại sao lại phán xét họ như vậy?

Và họ đã cho rằng Chúa không tốt khi lại cho con người tự do lựa chọn, họ cho rằng Chúa đã cài bẫy con người để sa ngã. Nhưng thật ra thì họ đã hiểu lầm Chúa. Chúa không trồng cây biết điều thiện ác làm thức ăn cho A-đam, Chúa ra lệnh A-đam không được ăn bởi vì khi ăn trái đó thì A-đam sẽ phải chết.

Chúa ra lệnh như vậy bởi vì điều này liên quan đến sự sống và chết. Điều răn này không phải là một lựa chọn, mà phải làm theo.

Nếu con người làm theo điều răn của Chúa và không ăn trái đó, thì sẽ được sống mãi mãi. Nếu con người không vâng lời và ăn trái đó thì sẽ mất đi sự sống đời đời.

Có người nói là sự cám dỗ khi ăn trái đó là rất lớn, vì khi họ ăn trái đó thì họ sẽ trở nên giống như Chúa. Có người thì lại nói rằng “đáng để ăn trái đó để có được sự hiểu biết”. Ăn trái đó rồi và chúng ta nói rằng Chúa đã cấm loài người ăn trái đó vì Chúa không muốn con người giống như mình. Nói như vậy có nghĩa là chúng ta đang buộc tội Chúa. Nhưng tất cả những lời nói cám dỗ đó là của ma quỷ và điều đó có thật không?

Đôi khi con người lại lựa chọn bất tuân vơi Chúa. Ngay cả khi Chúa đã tạo ra một khu vườn Ê-đen xinh đẹp cho họ. Nhưng họ là làm theo ma quỷ và nghi ngờ Chúa. Và quả thật thì ma quỷ đang lừa dối họ. Chúa đã ban cho con người khả năng phân biết điều thiện và ác. Chúng ta không nên dễ dàng để bị lừa dối như vậy.

Mục đích của cây biết điều thiện ác

Có người hỏi là “Tại sao Chúa lại tạo ra cây này để cấm con người không ăn?” Điều này giống như là đặt một cái bánh trước mặt đứa bé và nói là không được ăn vậy. Họ cho rằng Chúa làm vậy để phán xét họ. Đó có phải là ý định của Chúa không? Mục đích của Chúa tạo ra cây đó là gì?

Chúa muốn xem loài người tốt hay xấu. Kinh Thánh miêu tả cái cây đó là cái cây biết phân biệt điều thiện và ác. Ăn trái đó sẽ biết được ai tốt, ai là xấu. Nếu một người vâng lời Chúa và không ăn thì đó là người tốt. Nếu một người không vâng lời Chúa thì đó là xấu.

Nếu chúng ta tin rằng Chúa là tốt và điều dạy của Ngài là tốt thì chúng ta sẽ vâng lời Ngài.

Giống như ngày hôm nay vậy, chúng ta tin rằng 10 điều răn là tốt và vì vậy mà chúng ta cần phải giữ 10 điều răn.

Chúa đưa ra luật pháp để biết rằng chúng ta là tốt hay xấu. Nếu chúng ta làm theo và giữ điều răn của Ngài thì chúng ta là tốt và nếu chúng ta không làm theo là không tốt.

Ma-thi-ơ 19:16-17 “Nầy, có một người đến hỏi Ngài rằng: Thưa thầy, tôi phải làm việc lành chi cho được sự sống đời đời? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Sao ngươi hỏi ta về việc lành? Chỉ có một Đấng lành mà thôi. Nếu ngươi muốn vào sự sống, thì phải giữ các điều răn.”

Bất kể văn hóa Tây phương hay Đông phương đều tin rằng nếu làm việc lành thì sẽ có được sự sống đời đời

Ở đây người đàn ông này đã hỏi Chúa Giê-xu “Thưa thầy, tôi phải làm việc lành chi cho được sự sống đời đời?” Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Sao ngươi hỏi ta về việc lành? Chỉ có một Đấng lành mà thôi. Nếu ngươi muốn vào sự sống, thì phải giữ các điều răn.”

Cái mà nhiều người cho là tốt thì chưa chắc đó là việc tốt. Vì có rất nhiều điều tốt trên thế giới này nhưng thật ra lại là ngụy thiện.

Chúa là Đấng lành duy nhất. Và tất cả những lời dạy và điều răn của Chúa là tốt. Chúa Giê-xu nói rằng “Nếu muốn được sự sống hãy giữ các điều răn” Vì đó là tốt và điều này sẽ giúp chúng ta bước vào sự sống đời đời.

Mặc dù điều răn của Chúa là tốt, nhưng chúng ta thường thấy rằng rất khó để vâng giữ điều răn của Ngài. Nhưng thật ra thì lại không khó như vậy vì điều răn của Chúa là hợp lý. Vì những điều răn này là tốt cho chúng ta.

4 điều răn đầu tiên là hướng về Chúa. Đó là phải thờ phượng Ngài, không được thờ thần tượng, không được sử dụng danh Ngài thiếu tôn kính, và phải giữ ngày Sabat.

Thật ra thì việc giữ những điều răn này không làm cho Chúa được lợi mà chính chúng ta sẽ được lợi từ việc đó. Vì con người không thể làm được gì để làm tăng thêm sự vinh quang của Chúa. Chúa đặt ra 4 điều răn này để chúng ta có thể nhận được phước lành của Ngài.

6 điều răn tiếp theo là dành cho con người. Đó là phải tôn kính cha mẹ mình, không được giết người, không được phạm tội tà dâm, không trộm cắp, không được làm chứng dối và không được tham muốn của người khác.

6 điều răn tiếp theo là dành cho con người. Đó là phải tôn kính cha mẹ mình, không được giết người, không được phạm tội tà dâm, không trộm cắp, không được làm chứng dối và không được tham muốn của người khác.

Tất cả những luật lệ này được lập ra để bảo vệ con người cũng như tài sản của họ. Tôi chắc chắn là tất cả các bạn đều đồng ý với tôi là những ai chống lại những điều răn này thì quả thật là người xấu và họ chỉ muốn hủy hoại cuộc sống thôi.

Đó là những người hãm hại người khác, phá hoại hôn nhân, giết người và trộm cắp. Tất cả những điều này là tội ác và chúng ta không nên làm

Vậy nên việc giữ điều răn của Chúa là điều tốt. Nếu chúng ta có thể làm được thì chúng ta thật sự là người tốt, và chúng ta có thể nhận được phước lành và sự sống đời đời.

Chúng ta cần phải biết rằng Chúa của chúng ta là tốt và những luật lệ mà Ngài đặt ra là tốt. Những luật lệ này được lập nên để chúng ta có thể nhận được phước lành của Ngài và gìn giữ mình.

Nhưng rồi ngay cả những người tin kính cũng có thể không giữ điều răn của Chúa, tại sao điều này có thể xảy ra với những người tin kính? Chúng ta thường nghĩ rằng vì họ là những người tin kính nên không thể nào họ có thể không vâng theo điều răn của Chúa. Vấn đề thật sự ở đây đó là họ không có sự thỏa lòng.

Chúng ta hãy xem trường hợp của vua Đa-vít, tại sao ông lại phạm tội tà dâm? Chúa đã buộc tội ông vì ông không thỏa lòng, Ngài đã nói thông qua lời của tiên tri Na-than

2 Sa-mu-ên 12:7-10 “Bấy giờ, Na-than nói cùng Đa-vít rằng: Vua là người đó! Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Ta đã xức dầu lập ngươi làm vua Y-sơ-ra-ên, ta đã giải cứu ngươi khỏi tay Sau-lơ. Ta cũng ban cho ngươi nhà của chủ ngươi, trao vào tay ngươi các vợ của chủ ngươi, lập ngươi làm vua của nhà Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, và nếu điều đó không đủ, ắt ta sẽ thêm cho ơn khác nữa. Cớ sau ngươi đã khinh bỉ lời của Đức Giê-hô-va, mà làm điều không đẹp lòng Ngài? Ngươi đã dùng gươm giết U-ri, người Hê-tít, lấy vợ nó làm vợ ngươi, còn nó thì ngươi đã giết bởi gươm của dân Am-môn. 10 Nên bây giờ, gươm chẳng hề thôi hủy hoại nhà ngươi, bởi vì ngươi đã khinh ta, cướp vợ U-ri, người Hê-tít, đặng nàng làm vợ ngươi.”

Chúng ta có nghe được lời của Chúa thông qua đoạn này Kinh thánh này không? Chúa đang quở trách ông. “Nếu như thế mà vẫn chưa đủ, ắt ta sẽ ban cho thêm ơn khác nữa”

Qua đây chúng ta có thể thấy được rằng, một người tin kính nếu như không có sự thỏa lòng thì rất dễ có khả năng phạm tội. Ngay cả một người tin kính như vua Đa-vít vẫn phạm tội tà dâm và giết người. Ông không thỏa lòng với những gì mà Chúa đã ban cho ông.

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người cũng không thỏa lòng với những gì mà họ đang có.

Họ muốn có thật nhiều quyền lực, địa vị và quyền hành. Họ không thỏa mãn với sự giàu có của mình mà vẫn muốn có thêm nhiều tiền hơn nữa. Có người thì lại không thỏa mãn với người vợ tốt và xinh đẹp của mình, mà lại muốn nhiều hơn thế nữa.

Sự thỏa lòng ở đây không phải chỉ bao gồm tiền tài vật chất thôi, mà nó bao gồm cả quyền lực, sự nổi tiếng và quyền hành nữa. Đó là những cạm bẫy trong cuộc sống của chúng ta. Đó là lý do tại sao ông Phao-lô nói rằng Sự tin kính với sự thỏa lòng là một lợi lớn.

Hê-bơ-rơ 13:4-5: “Mọi người phải kính trọng sự hôn nhân, chốn quê phòng chớ có ô uế, vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình. 5 Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Đức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu.”

Ở đây tác giả của sách Hê-bơ-rơ chỉ đề cập về sự giàu có và phụ nữ. Ông không đề cập đến quyền lực. Không khó để có thể hiểu được tại sao.

Vì đối với Cơ đốc nhân, ít người sẽ bị sa ngã bởi dục vọng của quyền lực, nhưng nhiều người bị sa ngã bởi sự giàu có và phụ nữ.

Nên Tác giả đã nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải tôn trọng hôn nhân, chớ biến chốn loan phòng ra ô uế, vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ gian dâm và kẻ ngoại tình.

Chúng ta cũng không được hành động tham lam. Vì nếu chúng ta muốn giàu thật nhanh thì đó là dấu hiệu cảnh báo. Cảnh báo chúng ta rằng trái tim của chúng ta đang bị sự giàu có thu hút dễ dàng. Chúng ta có thể bị cám dỗ bởi điều này và dẫn đến phạm tội. Do đó, cần phải xem xét lại trái tim của mình để không để những điều đó kiểm soát chúng ta.

Bí quyết của sự thỏa lòng

Thật ra thì nếu một người không thỏa lòng, người đó sẽ không cảm thấy hạnh phúc với bất cứ những gì mà mình có được. Ban đầu thường chúng ta rất dễ thỏa lòng.

Ví dụ như nếu chúng ta có thể cưới được người mình yêu thì đó là đủ rồi. Bất kể khó khăn gì, miễn sao có một căn nhà nhỏ để ở, một cái xe nhỏ và một chút tiền tiết kiệm, như thế đã là hạnh phúc rồi. Chúa đã ban cho mọi thứ, và anh ấy có thể cảm thấy thỏa lòng rồi.

Sau đó từ từ thì anh ấy cảm thấy vẫn chưa thỏa mãn. Điều này bắt đầu như thế nào? Anh ấy sẽ bắt đầu ca thán về ngôi nhà nhỏ, cái xe nhỏ, không vừa nửa rồi. Bắt đầu than phiền ngay cả với vợ mình và những điểm yếu của vợ mình. Cuối cùng, sự không thỏa lòng đó đã khiến anh ấy phạm tội tà dâm.

Đó là lý do tại sao mà tác giả của sách Hê-bơ-rơ nhắc nhở chúng ta phải thỏa lòng. Chúng ta cần phải biết ơn và thỏa lòng với những gì mình đang có bất kể điều đó là xấu hay tốt. Vì có rất nhiều người vẫn không có được cái mà chúng ta đang có.

Chúng ta có thể nghèo hơn những người giàu có & nổi tiếng khác. Nhưng chắc chắn là chúng ta đỡ hơn rất nhiều người khác. Sự thỏa lòng là khi chúng ta chọn lựa không so sánh với những người khác.

Nếu bạn so sánh với người khác thì chắc chắn là bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thỏa lòng cả. Chúng ta cần phải học để có sự thỏa lòng với những gì mình có.

Có một triệu phú đến một tòa báo để đăng quảng cáo. Tôi có 1 triệu đô ở đây, nếu ai có thể chứng minh cho tôi thấy rằng họ thỏa mãn với những gì họ đang có và có một cuộc sống hạnh phúc thì tôi sẽ tặng cho người ấy 1 triệu đô.

Rất nhiều người đến và cố gắng rất nhiều để chứng mình họ hạnh phúc và thỏa lòng như thế nào. Tuy nhiên không ai có thể lấy được 1 triệu đô đó cả và cũng chẳng ai phản kháng lại.

Bởi vì họ không thể trả lời được câu hỏi mà người đàn ông đó đặt ra. Ông ấy hỏi rằng “Anh nghĩ rằng hạnh phúc và sự thỏa lòng là có thật sao?” Họ trả lời rằng “Đúng vậy, có thật.” Ông ấy hỏi tiếp “Vậy tại sao anh lại đến đây và muốn lấy 1 triệu đô?”

Trong đời sống đức tin của mình cũng vậy, chúng ta nên dừng lại và suy nghĩ liệu rằng chúng ta là người tin kính và có thỏa lòng hay không? Nếu chúng ta không thỏa lòng thì chúng ta sẽ không được gì cả. Cơ đốc nhân cần phải biết thỏa lòng.

Thi Thiên 65:4: “Phước thay cho người mà Chúa đã chọn và khiến đến gần, Đặng ở nơi hành lang Chúa: Chúng tôi sẽ được no nê vật tốt lành của nhà Chúa, Là đền thánh của Ngài.”

Chúa đã chọn chúng ta làm con cái Ngài. Nhưng thật ra thì chúng ta không làm điều gì xứng đáng để được làm con cái của Ngài cả.

Vì chúng ta đã nhận lãnh ân điển và sự cứu rỗi này. Chúng ta hãy nỗ lực để ở trong nhà Ngài, chúng ta đã nhận lãnh Thánh Linh là ấn chứng, và chúng ta có thể bước được vào vương quốc của Chúa.

Có thể là chúng ta không thể thấy điều này ngay bây giờ. Nhưng Đức Thánh Linh sẽ làm chứng với chúng ta rằng đây là lời hứa thật của Chúa. Chúng ta hãy thỏa lòng với những điều tốt lành mà Chúa đã ban cho chúng ta.

Những nhà thi ca trong sách Cựu ước không nhận lãnh ân phước giống như chúng ta ngày hôm nay. Họ có lời hứa của Chúa, nhưng họ không nhận lãnh Thánh Linh.

Ngay cả đền thờ mà họ đang thờ phượng cũng bị phá hủy bởi người La Mã. Nhưng họ đã không đặt hy vọng và niềm tin vào những gì họ thấy. Họ tin vào Vương quốc của Chúa mặc dù họ không thể thấy được. Và trên hết là họ luôn thỏa lòng.

Ngày hôm nay, chúng ta có Đức Thánh Linh sống trong chúng ta. Ngay kể cả những người chưa nói tiếng lạ, nhưng họ có thể thấy được những người đã nhận lãnh Thánh Linh như thế nào và biết rằng điều này là thật.

Chúng ta cần phải thỏa lòng hơn nữa. Vua Đa-vít đã từng viết một bài thi ca, trong đó viết về những ước nguyện của ông.

Thi Thiên 17:14-15 “Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy dùng tay Ngài giải cứu tôi khỏi loài người, tức khỏi người thế gian, Mà có phần phước mình trong đời bây giờ; Ngài làm cho bụng chúng nó đầy dẫy vật báu của Ngài; Chúng nó sanh con thỏa nguyện, Và để lại phần của còn dư cho con cháu mình, 15 Còn tôi, nhờ sự công bình, tôi sẽ được thấy mặt Chúa; Khi tôi tỉnh thức, tôi sẽ thỏa nguyện nhìn xem hình dạng của Chúa.”

Ông Đa-vít muốn Chúa làm cho ông khác biệt với thế giới.

Những người trên thế giới này thường thỏa lòng với những tài sản vật chất và con cái mình. Nhưng ông Đa-vít chỉ muốn thỏa nguyện trông thấy hình dạng Ngài.

Quả thật, nếu như một người chỉ thỏa lòng với những tài sản trên đất thì rất có thể sẽ tạo ra sự không thỏa lòng và lòng tham lam. Nên vua Đa-vít muốn Chúa thay đổi thái độ của ông. Ông muốn được nhìn thấy những điều tốt đẹp trên thiên đàng.

Từ thời gian của Áp-ra-ham đến nay, tất cả những thánh đồ đều hướng về nhà trên trời. Họ không những tin kính và còn tràn ngập trong sự thỏa lòng với những gì họ đang có.

Họ giữ mình trong đức tin và bước đi đến cuối con đường. Chúng ta hãy cùng nhau học để có sự thỏa lòng trong cuộc sống này.

 

» True Jesus Church