HOME :: FACEBOOK SHARE :: EMAIL

Trong Danh Chúa Giê-xu Christ, tôi xin được chia sẻ bài giảng của mục sư Chin với chủ đề là

Những điều cần phải học trong cuộc sống - Phần 2

Mahatma Gandhi đã từng nói “Hãy sống như ngày mai sẽ chết. Hãy học như thể bạn sẽ sống mãi mãi” Chúng ta cần phải luôn luôn học hỏi và thường xuyên thay đổi.

Cũng có một câu thành ngữ nữa là đó là “Thất bại là mẹ thành công”. Chúng ta học từ những thất bại trước đó của mình, có thể sau những thất bại đó chúng ta rất buồn, nhưng điều quan trọng hơn hết đó là chúng ta học được những bài học sau những điều đó và chúng ta sẽ không mắc phải sai lầm nữa.

Nếu chúng ta thích ứng với những thay đổi thì chúng ta sẽ tao nên lịch sử nhưng nếu chúng ta kiên quyết không thay đổi thì chúng ta sẽ trở thành lịch sử.

Chúng ta đã học những điều quan trọng cần phải học cho đời sống thuộc linh của chúng ta ở phần trước.

Chúng ta hãy cùng nhau xem tiếp những điều cần học trong cuộc sống này là gì trong bài hôm nay.

Lu-ca 10:33-37 “Song có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần người đó, ngó thấy thì động lòng thương; bèn áp lại, lấy dầu và rượu xức chỗ bị thương, rồi rịt lại; đoạn, cho cỡi con vật mình đem đến nhà quán, mà săn sóc cho. Đến bữa sau, lấy hai đơ-ni-ê đưa cho chủ quán, dặn rằng: Hãy săn sóc người nầy, nếu tốn hơn nữa, khi tôi trở về sẽ trả. Trong ba người đó, ngươi tưởng ai là lân cận với kẻ bị cướp? Thầy dạy luật thưa rằng: Ấy là người đã lấy lòng thương xót đãi người. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đi, làm theo như vậy.”

Tôi tin chắc rằng mọi người đều khá quen thuộc với câu chuyện về người Sa-ma-ri. Chúa Giê-xu muốn chúng ta học để trở thành người Sa-ma-ri tốt. Người Sa-ma-ri thường gặp những chuyện mà chúng ta có thể thường xuyên gặp phải.

Có thể là không giống 100% nhưng có thể gần như vậy, chúng ta thường gặp những chuyện không may hoặc là gặp một ai đó đang có chuyện không hay.

Liệu chúng ta có cảm thấy bất bình, rất tức giận, la mắng người khác, nhưng lại không muốn làm gì cả. Hay là chúng ta chọn là một người Sa-ma-ri tốt và sẵn lòng giúp đỡ?

Những thầy tế lễ đã làm gì? Họ là những người phục vụ Chúa. Là người dạy lời Chúa, nhưng họ lại không thực hiện những gì họ dạy. Họ dạy mọi người phải yêu thương lẫn nhau nhưng họ lại không giúp đỡ người khác.

Và cả người Lê-vi cũng vậy. Vì họ thấy người cần sự giúp đỡ nhưng lại giả đò là không thấy. Họ làm theo các thấy tế lễ mặc dù họ biết như vậy là sai. Họ chỉ biết trách móc, la mắng người đã làm ra những chuyện đó.

Nhưng họ có tự trách chính mình không? Tại sao họ lại không giúp đỡ người cần giúp đỡ.

Họ cảm thấy tức giận và muốn người khác phải làm điều đó. Nhưng tự bản thân mình thì lại không làm gì cả. Vậy nên thay vì cảm thấy giận dữ về điều đó thì hãy bày tỏ lòng cảm thông và giúp đỡ họ.

Tại sao người Sa-ma-ri có thể làm được điều đó? Câu 33 nói rằng người Sa-ma-ri động lòng thương nên cảm đông.

Mặc dù là người Sa-ma-ri này không biết về người đàn ông này, cũng không phải là người đồng hương với mình. Nhưng ông không để ý đến những điều này, ông chỉ thấy rằng người này rất cần sự giúp đỡ.

Chúng ta có thể có một trái tim nhân hậu, nhưng bao nhiêu người có thể động lòng thương xót, chúng ta cũng thường lựa chọn người mà mình có thể mở lòng giúp đỡ, thường thì chúng ta xem xét rằng người đó là người như thế nào với mình, có quan hệ gì, cần phải trả bao nhiên tiền để giúp đỡ người đó. Chúng ta cân nhắc rất nhiều thứ để mở lòng giúp đỡ.

Người Sa-ma-ri cũng biết là nếu giúp đỡ như vậy thì chuyến đi của ông sẽ phải trì hoàn lại, và thật sự thì ông cũng đang rất vội. Trong câu 35 có ghi rằng ông phải đi ngay mặc dù lúc đó người đàn ông đó vẫn chưa hồi phục lại, ông đã trả chi phí cho người chủ quán trọ để chăm sóc cho người đàn ông đó.

Ông cũng có thể nói rằng “Tôi đã xong nhiệm vụ của mình ở đây rồi” Nhưng ông lại nói là “Hãy chăm sóc cho người này, nếu tốt hơn nữa, khi trở về tôi sẽ trả thêm” Ông không làm việc này chỉ để được phần thưởng cho mình, ông làm vì động lòng thương.

Khi ông thấy một điều không may, và không ai giúp đỡ cả. Thay vì đổ lỗi cho những người không giúp đỡ thì ông lại sẵn sàng giúp đỡ. Nên Chúa Giê-xu đã kết luận “Hãy đi, làm theo như vậy” Vậy nên khi chúng ta thấy những điều không may hay thấy ai đang gặp hoạn nạn, chúng ta tức giận hay động lòng thương xót?

Có một cửa hàng để một bảng quảng cáo “Bán cún con”. Có một đứa bé muốn mua cún con và nó muốn xem chúng. Người chủ quán thổi sáo thì những chú chó con liền đi theo với mẹ của chúng để đến gặp thằng bé. 4 chú chó con chạy rất nhanh nhưng lại có 1 chú chó chạy chậm ở phía sau. Chủ cửa hàng nói là “Con chó này được bác sĩ thú kiểm tra rồi. Chân của nó bị liệt và nó sẽ bị như thế cả đời nó”

Và cậu bé nói “Con muốn con chó này”

Người chủ cửa hàng thắc mắc tại sao và ông nói là “Nếu con thích nó thì chú cho không con đó, không cần trả tiền đâu”

Ông nghĩ rằng làm như vậy thì cậu bé sẽ rất vui và sẽ cảm ơn ông.

Nhưng cậu bé đã buồn khi biết rằng chú chó con đó được miễn phí. Cậu bé nói “Con không muốn chú cho không con, con chó này cũng giống như những con chó khác, cũng đáng giá như vậy” rồi cậu bé đã trả 5 đô-la. “Con chỉ có 5 đô-la , con sẽ trả 5 đô-la còn lại mỗi tuần cho đến khi con trả đủ”

Rồi ông chủ trả lời “Ý chú không phải như vậy, chú không có ý đó. Vì con chó này không thể chơi và chạy với con như những con chó khác. Chú chỉ có ý tốt thôi”

Cậu bé liền xắng quần lên, cậu bé cũng có 1 chân nhân tạo. Cậu bé trả lời là “Con mua nó vì nó không thể chơi giống như những con chó khác, con hiểu cảm giác của nó, nó cần một người hiểu và chăm sóc cho nó”

Chủ cửa hàng không biết nói gì cả, ông đã khóc và nói rằng “Chú ước là con chó nào cũng có một người chủ có trái tim nhân hậu giống như con vậy”

Người Sa-ma-ri tốt bụng cũng giống như cậu bé đó vậy, có lòng cảm thông và thông cảm cho người khác. Thậm chí là người đàn ông ở trên đường không phải là bạn hay họ hàng gì của anh ấy cả. Sự cảm thông của người Sa-ma-ri không phân biệt giới tính, màu da.

Anh ấy sẵn sàng giúp đỡ bất cứ khi nào anh thấy có người đang gặp khó khăn.

Chúng ta thường nói rằng “Hoa đẹp rồi cũng sẽ tàn”, nếu một hoa có thể nở 100 ngày là đã rất tốt rồi, nếu hoa nào có thể tươi mãi mãi thì đó là hoa giả.

Con người cũng vậy, không bao giờ mạnh khỏe mãi mãi được, nếu ngày hôm nay chúng ta còn khỏe mạnh, mọi điều đều tốt đẹp, nhưng chưa chắc là ngày mai chúng ta sẽ như vậy.

Khi còn trẻ, chúng ta có thể làm nhiều điều chúng ta muốn. Nhưng khi thời gian trôi qua, chúng ta già đi, không còn sức khỏe nữa. Nên ngay bây giờ nếu chúng ta còn sức khỏe với đầy nhiệt huyết, hãy giúp đỡ những ai cần sự giúpđỡ.

Ngay cả khi chúng ta sẽ không nhận được điều gì từ những việc chúng ta làm, nhưng Cha Thiên thượng của chúng ta sẽ luôn nhớ và giúp đỡ chúng ta, vì chúng ta đã làm theo gương tốt của người Sa-ma-ri.

Nhưng nếu chúng ta không học để trở thành người Sa-ma-ri tốt, chúng ta có thể nói rằng “Tại sao tôi phải giúp người khác cơ chứ?” Chúng ta có quyền nói như vậy nhưng nếu một ngày nào đó, nếu chúng ta cần giúp đỡ từ người khác, nếu người khác cũng nói như vậy thì bạn sẽ cảm thấy thế nào?

Chúa Giê-xu dạy cho chúng ta nên học theo người Sa-ma-ri, hãy đi và làm giống vậy.

Chúa Giê-xu cũng nói thêm một điều răn nữa là “Hãy yêu thương lẫn nhau như ta đã yêu các ngươi”

Nếu chúng ta chưa bao giờ trải nghiệm tình yêu của Ngài, chúng ta có thể nói rằng “tôi không hiểu câu nói này có nghĩa là gì” Nhưng tất cả chúng ta đều biết về tình yêu của Chúa.

Đối với con người, chúng ta thường thấy rằng chỉ nên yêu người có thể mang lại giá trị cho chúng ta thôi. Chúng ta dùng cách của mình để thể hiện tình yêu với người khác.

Chúa muốn chúng ta dùng tình yêu của Ngài để yêu thương người khác. Tình yêu của Chúa không chỉ dành cho những người tốt thôi, Ngài yêu thương tất cả mọi người ngay cả khi họ không xứng đáng với tình yêu đó.

Nếu chúng ta không sẵn sàng thay đổi thì chúng ta sẽ trở thành lịch sử. Trở thành lịch sử không phải là 1 vấn đề lớn. Vấn đề thực sự đó là chúng ta sẽ phải đối diện với sự phán xét của Chúa.

Chúa Giê-xu sẽ hỏi bạn “con đã nghe câu chuyện về người Sa-ma-ri tốt bụng, con có hiểu những gì ta muốn nói không?, Ta không chỉ chia sẻ câu chuyện này để nói là đó là một người tốt, mà ý của ta là Hãy đi và làm giống vậy”

Chúng ta hãy cùng nhau học để trở thành một người Sa-ma-ri tốt vì Chúa đã yêu thương chúng ta.

Điều tiếp theo chúng ta cần phải học.

Hê-bơ-rơ 5:8-9 “Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, và sau khi đã được làm nên trọn vẹn rồi, thì trở nên cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài,”

Tác giả của sách nói về Chúa Giê-xu đã trở thành người, và cũng học tập vâng lời Đức Chúa Trời trong sự khốn khổ mình.

Khi gặp những nan đề, đặc biệt là những nan đề lớn, chúng ta thường hỏi Chúa rằng “Chúa ơi! Chúa đang ở đâu?Tại sao Chúa lại để con chịu đựng những khốn khổ này?”

Chúa nói rằng “Con yêu dấu, khi Ta ở trên đất, Ta cũng phải chịu đựng khốn khổ như vậy, và thật ra Ta chịu đựng cay đắng nhiều hơn con, Ta đã học tập vâng lời Đức Chúa Trời, con có sẵn sàng học từ Ta không?”

Đôi khi khi chúng ta đối diện với những nan đề, việc hỏi Chúa “Tại sao lại là con?” không có ý nghĩa gì cả, thay vào đó, chúng ta nên tự hỏi mình “Con có thể học được điều gì thông qua việc này?” Liệu chúng ta sẽ để những đau khổ này chiến thắng mình hay chính mình có thể vượt qua được những đau khổ đó?

Cơ đốc nhân cần phải biết ý nghĩa của những điều đau khổ mà chúng ta đang trải qua.

Mạnh Tử cũng đã từng nói về mệnh trời. Nếu mệnh trời có việc lớn cần một người làm thì họ sẽ phải trải qua nhiều đau khổ để chuẩn bị tinh thần mình.

Có thể họ sẽ trở nên nghèo đói, đối diện với nhiều sự chống đối, Mục đích của những việc này là gì? Đó là để tình thần và tính cách của người đó kiên cường hơn. Để họ có sức mạnh đối diện với những khó khăn thử thách phía trước.

Ngay cả văn hóa Tây Phương cũng đã từng nói rằng “Không có những trải nghiệm xấu hay tốt” , Đông Phương hay Tây Phương đều hiểu về những lợi ích từ việc chịu đựng những khổ nạn.

Vậy nên Cơ đốc nhân cần phải biết rằng những đau khổ mình trải qua đó sẽ là một điều giúp ích chúng ta, giúp chúng ta học cách vâng lời Chúa, để chúng ta biết ăn năn và quay trở về với Chúa.

Có thể chúng ta bị ảnh hưởng từ những đau khổ đó, nhưng đời sống thuộc linh của chúng ta sẽ được sống lại, sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Chúa Giê-xu là một ví dụ điển hình để chúng ta noi theo, Ngài đã dùng cả thân thể của mình. Ngài đã khóc và cầu nguyện như thế nào trong vườn Gêt-sê-ma-nê rằng Ngài không muốn uống chén đó.

Cũng giống như chúng ta khi chúng ta không muốn sự đau đớn. Nhưng có một sự khác biệt giữa Chúa Giê-xu và chúng ta, Ngài sẵn sàng vâng theo Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu là một ví dụ điển hình để chúng ta học hỏi. Nếu chúng ta tin rằng ý muốn của Chúa là tốt nhất, chúng ta biết rằng Ngài là Đấng thành tín.

Ngài không làm như vậy để tra tấn chúng ta, Ngài để cho điều đó xảy ra để chúng ta học hỏi, đối diện và vượt qua nó với sự giúp đỡ của Chúa. Và thông qua những trải nghiệm đó có thể trở thành một kết thúc tốt đẹp, và chúng ta có thể thấy được điều đó.

Chúa đã làm rất nhiều điều kỳ diệu trên đời sống của anh chị em chúng ta và có rất nhiều anh chị em đã chia sẻ lời làm chứng của họ về những đau khổ họ đã từng trải qua. Rất nhiều những lời làm chứng rất cảm động từ những trải nghiệm sâu sắc. Đó là lúc chúng ta có thể thấy đức tin thật sự, họ đã kiên cường như thế nào trong những lúc khó khăn đó. Và làm thế nào họ giữ mình thành tín trong Chúa, một đức tin không thay đổi.

Những người này chỉ là người bình thường thôi. Nhưng họ có thể thấy được ý muốn của Chúa trong những trải nghiệm của họ và họ sẵn sàng chấp nhận tất cả.

Thi Thiên 119:67-71: “Trước khi chưa bị hoạn nạn, thì tôi lầm lạc; Nhưng bây giờ tôi gìn giữ lời Chúa. Chúa là thiện và hay làm lành; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa. Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa. Lòng chúng nó dày như mỡ, Còn tôi ưa thích luật pháp của Chúa. Tôi đã bị hoạn nạn thật lấy làm phải, Hầu cho học theo luật lệ của Chúa.”

Nhà thi ca viết ở đây rằng “Trước khi chưa bị hoạn nạn, thì tôi lầm lạc” Chỉ sau khi ông chịu đựng đau đớn thì ông đã suy nghĩ về cuộc đời mình và thấy được những sai lầm của mình. Ông đã sẵn sàng thay đổi và quay trở lại với Chúa. Ông nói rằng hoạn nạn là tốt cho ông. Mặc dù cơ thể ông phải chịu đựng đau đớn nhưng linh hồn ông được cứu.

Cũng giống câu chuyện về đứa con hoang đàng, anh ấy đã học được sự vâng lời thông qua những hoạn nạn mà anh ấy trải qua. Và điều đó đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của anh, anh đã từng tuyệt vọng, nhưng anh đã hướng về Chúa và sẵn sàng ăn năn, điều đó đã thay đổi cuộc đời anh. Đó là lúc anh cũng nhận lại được tất cả những gì anh đã đánh mất.

Bất kể hoạn nạn nào chúng ta đang gặp phải, chúng ta cần phải suy nghĩ và nhìn lại đời sống mình. Nguyên nhân tại sao và đức tin của chúng ta có vấn đề gì không. Chúng ta có theo lời Chúa và vâng lời Ngài không?

Hoạn nạn không có nghĩa là tình yêu của Chúa đã rời khỏi chúng ta, mà đôi khi đó là vì tình yêu của Ngài, Ngài muốn dùng những hoạn nạn này để đánh thức ta dạy.

Có những con cứu sống ở đồng cỏ xanh nên nó rất bình an và hạnh phúc. Có một hàng rào xung quanh để bảo vệ chúng, còn có những dây gai xung quanh nữa. Quan trọng hơn hết đó là, nó có một người chăn cừu rất yêu thương và bảo vệ chúng.

Một ngày nọ thì nơi đó không còn bình an nữa vì có những con sói xung quanh luôn rình rập. Vào ban đêm khi những con cừu đang ngủ, một con trong đàn đã bị lạc. Không ai biết được làm thế nào mà con sói lại vào bên trong được, vì hàng rào rất kín, không có lỗ nào cả. Mỗi ngày đều có một con cừu biến mất như vậy.

Con cừu lớn nhất trong đàn nói rằng “Đây là số mệnh, sói ăn cừu và lúc nào cũng vậy. Mặc dù là chúng ta không thấy con sói đói, nhưng chúng ta biết rằng nó tồn tại, chúng ta hãy chấp nhận sự thật rằng những con sói sẽ ăn thịt cừu, và chúng ta không thể thay đổi sự thật này, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần đến lượt mình”

Nhưng một con cừu con không đồng ý nên nó muốn tìm hiểu lý do. Ước mơ của nó đó là sẽ không có một con cừu nào sẽ bị con sói ăn thịt cả.

Nhưng cuối cùng thì ước mơ chỉ là ước mơ và nó đã bị ăn thịt trước khi có thể chiến thắng.

Mặc dù là con cừu con đã chết nhưng hành động của nó đã lay động cả đàn cừu còn lại, và chúng đã đi tìm, cố gắng tìm lý do và tìm xem nguy hiểm nằm ở đâu.

Và những con cừu đã chú ý rằng khi trời mưa thì những con cừu thường không bị mất tích, nhưng những ngày nắng ấm thì sẽ có một con cừu bị mất.

Biết như vậy nên họ đã tìm ra được nguyên nhân, đó chính là do dòng nước chảy. Vào những ngày không mưa khi nước chảy chậm, những con sói có thể bơi vượt qua hàng rào.

Nhưng khi trời mưa thì dòng chảy mạnh nên những con sói không thể bơi vào được. Từ lúc phát hiện ra được lỗ hổng đó thì không có con cừu nào bị ăn thịt nữa cả.

Câu chuyện có một kết thúc đẹp, liệu cuộc đời chúng ta có một kết cục đẹp như vậy không?

Cuộc sống của chúng ta có lỗ hổng nào không?

Chúng ta hãy họ để vâng theo lời Chúa và quay trở lại với Ngài. Chúng ta hãy sửa lỗ hổng trong cuộc sống của mình để có một cuộc đời tốt đẹp hơn.

Điều tiếp theo đó là Học cách thể hiện lòng hiếu thảo

1 Ti-mô-thê 5:3-4 “Hãy kính những người đàn bà góa thật là góa. Nhưng nếu bà góa có con hoặc cháu, thì con cháu trước phải học làm điều thảo đối với nhà riêng mình và báo đáp cha mẹ; vì điều đó đẹp lòng Đức Chúa Trời.”

1 Ti-mô-thê 5:8 “Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhất là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa.”

Đây là điều mà chúng ta cần phải làm, hiếu kính cha mẹ là một trong những điều được viết rất rõ trong các điều răn. Thế nhưng tại sao ông Phao-lô lại nhắc nhở mọi người cần phải báo đáp cha mẹ mình và thể hiện sự hiếu kính?

Lúc đó Hội thánh có trợ cấp cho những người quả phụ, một vài người đã tận dụng cơ hội đó để đưa mẹ mình đến Hội thánh để họ chăm sóc dùm vì mẹ mình cũng là quả phụ.

Vì những người tin Chúa lúc đó hành động như vậy nên ông Phao-lô đã quở trách họ và nói rằng hành động của họ còn tệ hơn những người không tin Chúa.

Mặc dù nhiệm vụ của Hội thánh là phải chăm sóc người quá chồng và những người cần sự giúp đỡ, nhưng đó là những quả phụ không có gia đình.

1 Ti-mô-thê 5:16 “Nếu tín đồ nào có đàn bà góa trong nhà mình, thì phải giúp đỡ họ, cho khỏi lụy đến Hội thánh, hầu cho Hội thánh có thể giúp đỡ những người thật góa.”

Chúng ta hãy cùng nhau học cách tôn trọng cha mẹ mình và chăm sóc họ. Là cơ đốc nhân, có một vài điều chúng ta cần nhớ khi thể hiện lòng hiếu thảo của mình với cha mẹ.

Nhu cầu căn bản: Con cái phải chú ý nhu cầu căn bản của cha mẹ mình. Vì cha mẹ đã già và không thể làm việc khi họ đã già. Nên nhu cầu sinh hoạt của họ phải phụ thuộc vào con mình. Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta cũng luôn phụ thuộc cha mẹ mình. Cha mẹ thường luôn cho rất nhiều thứ cho con mình, đôi khi vượt trên cả khả năng của mình. Nên việc con cái phải chăm sóc cho cha mẹ mình là điều cần làm

Tôn trọng: Ngay từ ban đầu vào thời của Môi-se, Chúa đã dạy mọi người phải biết tôn trọng người lớn tuổi, đặc biệt là cha mẹ mình. (Lê-vi 19:32) Tuy nhiên vào thời nay thì đôi khi chúng ta lại khinh khi cha mẹ mình. Vì họ không thể theo kịp lối sống hiện đại. Người lớn tuổi thì thường rất chậm trong việc tiếp thu những công nghệ mới. Đôi khi chúng ta thấy người lớn tuổi rất phiền toái vì họ cứ hỏi tới hỏi lui một vấn đề.

Tình yêu thương: Đôi khi chúng ta nghĩ rằng chỉ cần gửi tiền về nhà là đủ. Nhưng cha mẹ chúng ta thì thường lại cảm thấy rất cô đơn và cảm thấy không được yêu thương. Đó là những điều mà cho dù có tiền cũng không thể nào mua được. Đó chính là tình yêu thương và thời gian mà chúng ta dành cho cha mẹ mình. Chúng ta hãy suy nghĩ xem rằng liệu chúng ta có thể mang được những gì khi chết đi rồi? Chúng ta không thể nào mang theo được tiền bạc hay của cải theo mình, nhưng tình yêu có thể luôn ở trong chúng ta ngay cả khi đã chết rồi. Tình yêu này sẽ mang lại sự bình an, chúng ta sẽ có sự bình an khi chúng ta gặp Chúa. Nếu chúng ta yêu thương cha mẹ, anh chị em, gia đình và cả anh chị em trong Hội thánh nữa, thì sẽ không có sự sợ hãi nào khi chúng ta đối diện với Chúa cả.

Ông Giăng đã từng nói trong sách 1 Giăng 4:17-18 “Nầy vì sao mà sự yêu thương được nên trọn vẹn trong chúng ta, hầu cho chúng ta được lòng mạnh bạo trong ngày xét đoán, ấy là Chúa thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian nầy. Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi; vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ đã sợ hãi thì không được trọn vẹn trong sự yêu thương.”

Tình yêu thương sẽ khiến một người không sợ hãi khi phải đối diện với sự phán xét. Sự yêu thương toàn hảo sẽ làm biến mất sự sợ hãi. Và thật ra thì sự chết không đáng sợ chút nào cả, vì khi chết đi rồi thì sẽ không cảm thấy đau đớn nữa. Nhưng điều sợ hãi hơn hết đó là chúng ta phải đối diện với sự phán xét sau đó.

Không có sự sợ hãi trong tình yêu thương, vì nếu chúng ta yêu mến Chúa, và yêu mến gia đình của Ngài, yêu thương anh chị em và cha mẹ mình. Tình yêu đó sẽ giúp chúng ta đối diện với sự phán xét của Chúa trong bình an.

Có nhiều bài học chúng ta cần phải học trong cuộc sống này. Chúng ta hãy cùng nhau học với sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh.

 

» True Jesus Church