HOME :: FACEBOOK SHARE :: EMAIL

Trong Danh Chúa Giê-xu Christ, tôi xin được chia sẻ bài giảng của mục sư Chin với chủ đề là

Lời của Chúa - Phần 2

Trong phần trước, chúng ta đã miêu tả lời Chúa giống như Lửa và Búa. Ngày hôm nay chúng ta sẽ nói về lời Chúa một khía cạnh khác. Trong sách Gia-cơ nói về lời Chúa giống như một cái gương

Gia cơ 1:23-25 “Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào. Nhưng kẻ nào xét kĩ luật pháp trọn vẹn, là luật pháp về sự tự do, lại bền lòng suy gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời.”

Con người không thể tự nhìn vào chính mình được, vậy nên chúng ta cần có một cái gương, mục đích của cái gương là để nhìn vào sự phản chiếu của mình, cái gương có thể nói cho chúng ta biết chính xác vẻ nhìn của chúng ta như thế nào. Nếu như chúng ta cảm thấy mình không đẹp trước gương thì không thể đổ lỗi tại cái gương được, mà biết rằng đó là do mình không đẹp.

Cũng giống như vậy, lời Chúa giống như một cái gương, để cho chúng ta có thể tự nhìn vào bản thân mình. Khi một người nghe lời Chúa là lúc đang tự ngắm mình trong gương. Điều này cho chúng ta thấy được sự yếu đuối của mình cũng như những điểm xấu trong mình. Nhưng chúng ta nên phản ứng lại như thế nào với cái gương? Chúng ta có giận dữ với cái gương không? Hay chúng ta lại suy nghĩ tiêu cực hoặc là chúng ta chỉ đứng dậy và đi xa cái gương?

Khi chúng ta thấy tóc mình bị rối, hoặc là có gì đó dơ trên mặt. Chúng ta sẽ đi rửa mặt, chải tóc và chỉnh lại. Nhưng nếu chúng ta quyết định lau sạch gương hoặc đổ lỗi cho cái gương, và chúng ta quyết định mặc kệ những vết dơ trên mặt mình và bước đi thì trên mặt chúng ta vẫn còn dơ, tóc vẫn rối.

Nhưng liệu đổ lỗi cho cái gương như vậy có công bằng hay không?

Thật buồn rằng đây lại là thái độ của rất nhiều người khi nghe lời Chúa. Đôi khi chúng ta lại muốn cái gương giữ im lặng mà không nói gì cả khi chúng ta nghĩ về những lỗi sai của mình, điều tệ hơn nữa đó là đôi khi chúng ta lại đổ lỗi cho cái gương khi thấy những điểm xấu trong mình.

Có một vài người vô đạo đã có lần hỏi thế này “Tại sao gọi Kinh Thánh hay Thánh Kinh”?

Có rất nhiều điều không thuộc về tôn giáo được viết trong Kinh Thánh? Có những câu chuyện về cưỡng bức, loạn luân, giết người, diệt chủng....được viết trong Kinh Thánh.

Kinh Thánh đã ghi lại việc vua Đa-vít đã nhìn phụ một nữ đang tắm trong cung điện của mình....và còn rất nhiều thứ như vậy, nên họ cho rằng Kinh Thánh như là một cuốn sách “bẩn”

Là cơ đốc nhân thì chúng ta nên phản ứng với lời nhận xét như vậy như thế nào? Chúng đã vừa mới đọc trong sách Gia-cơ có nói rằng lời Chúa cũng giống như một cái gương vậy, lời của Chúa cho chúng ta biết rõ về tội lỗi của mình, những điểm xấu và điều ác của chúng ta.

Một cái gương sạch sẽ cho chúng ta thấy rõ phản chiếu của mình, nếu cái gương bị bẩn sẽ làm cho sự phản chiếu của chúng ta không rõ. Nhưng đôi khi chúng ta nhận ra rằng thật ra là vết bẩn ở trên mặt mình sau khi chúng ta lau sạch cái gương. Chỉ có cái gương sạch mới phản ánh rõ nhất những điểm xấu của một người thôi.

Có rất nhiều sách lại tôn lên vẻ đẹp của những điều dơ bẩn, những lời đó che đậy những điểm xấu của một người và không ai có thể thấy được điểm xấu của mình, đó không phải là cái gương thật, chỉ có lời Chúa mới chính là gương thật. Khi chúng ta nhìn vào đó, chúng ta biết rằng cái gương đang nói với chúng ta. Lý do Kinh Thánh chỉ ra những điểm sai của chúng ta là để chúng ta biết ăn năn.

Người Châu Á có một huyền thoại nói về cái gương thần, có nhiều ma quỷ sẽ giả trong bộ dạng con người và ai có cái gương thần này thì sẽ thấy được phản chiếu thật của con ma đó.

Lời Chúa cũng giống như vậy, sẽ cho chúng ta biết được mình là tốt hay xấu. Và chính lời của Chúa Giê-xu đã phản ánh những điểm xấu của người Pha-ri-si.

Giăng 8:40-44 “Nhưng hiện nay, các ngươi tìm mưu giết ta, là người lấy lẽ thật đã nghe nơi Đức Chúa Trời mà nói với các ngươi; Áp-ra-ham chưa hề làm điều đó! Các ngươi làm công việc của cha mình. Chúng nói rằng: Chúng tôi chẳng phải là con ngoại tình; chúng tôi chỉ có một Cha, là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ví bằng Đức Chúa Trời là Cha các ngươi, thì các ngươi sẽ yêu ta, vì ta bởi Đức Chúa Trời mà ra và từ Ngài mà đến; bởi chưng ta chẳng phải đã đến tự mình đâu, nhưng ấy chính Ngài đã sai ta đến. Tại sao các ngươi không hiểu lời ta? Ấy là bởi các ngươi chẳng có thể nghe được đạo của ta. Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối.”

Người Pha-ri-si trong ánh mắt nhiều người là những người kính sợ Chúa. Nhưng khi Chúa Giê-xu dùng lẽ thật để nhìn vào sự phản chiếu của họ, thì biết rằng họ không phải là người kính sợ Chúa mà là ma quỷ.

Tại sao Chúa Giê-xu lại so sánh họ như vậy? Vì suy nghĩ và hành động của họ giống ma quỷ, họ là những người giả dối và giết người, Khi Chúa Giê-xu nói cho họ về lẽ thật thì họ đã muốn giết Ngài.

Những người Pha-ra-si hiểu lẽ thật mà Chúa Giê-xu nói nhưng họ không thể chấp nhận được điều này. Vì Chúa Giê-xu đã chỉ ra những điểm sai của họ, và vì vậy mà họ muốn giết Ngài. Vì lúc đó không ai dám nói những điều chống nghịch lại người Pha-ra-si cả, nhưng lẽ thật đã cho thấy được những điểm xấu của họ.

Phản ứng của chúng ta như thế nào nếu lời Chúa cũng thể hiện những điểm xấu của chúng ta?

Ở phương Tây, cũng có một câu chuyện về một cái gương đặc biệt. Cái gương này không phản chiếu những điều xấu, nhưng chỉ phản chiếu những điều đẹp.

Vị hoàng hậu thường hỏi rằng “Gương kia ngự ở trên tường Nước này ai đẹp được dường như ta.?” Cái gương thần thường trả lời rằng “Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất ở nước này.”, hoàng hậu thường rất vui mừng khi nghe những điều này.

Cái gương luôn trả lời như vậy, cho đến một ngày khi Bạch Tuyết được sinh ra. Lúc đó thì cái gương lại trả lời hoàn toàn khác “Thưa hoàng hậu,Ở đây bà đẹp tuyệt trần, nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.” Và kết quả là vì hoàng hậu đó rất giận dữ, mặc dù là bà không đập vỡ cái gương, nhưng bà không thể chấp nhận được sự thật.

Lời của Chúa giống như một cái gương, nói cho chúng ta biết được điều gì đẹp trong mắt Chúa. Bất cứ khi nào chúng ta sử dụng cái gương, chúng ta luôn muốn mình đẹp. Đôi khi chúng ta tự nghĩ rằng như vậy là đẹp, nhưng không biết là người khác có nghĩ vậy không.

Nhưng chúng ta lại quên hỏi rằng điều này có đẹp trong mắt Chúa không? Đó là vẻ đẹp mà chúng ta cần theo đuổi

Đôi khi chúng ta lại than vãn, chúng ta nói rằng Chúa không công bằng, tại sao chị ấy lại xinh đẹp như vậy còn con thì không. Rồi chúng ta lại than vãn tại sao mình không thông minh như bạn mình. Đôi khi điều này làm chúng ta cảm thấy rất tức giận.

Nhưng khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta sẽ biết được điều gì đẹp và có giá trị trong mắt Chúa. Và chúng ta biết rằng đó là những điều mà chúng ta cần theo đuổi.

Tất cả cái đẹp trên thế giới này đều hư không và tạm thời, một ngày nào đó rồi sẽ qua đi. Chỉ có cái đẹp trong mắt Chúa mới tồn tại lâu dài và vĩnh hằng.

Vậy thì chúng ta nên theo đuổi cái đẹp của thế giới này hay là cái đẹp của vương quốc của Chúa? Nếu chúng ta muốn đẹp trong mặt của Chúa thì chúng ta cần phải có lòng can đảm. Chúng ta cần phải nhìn vào gương và để cái gương nói cho chúng ta biết được chúng ta trông như thế nào.

Khi Chúa Giê-xu quay trở lại, chúng ta sẽ là một cô dâu đã chuẩn bị sẵn sàng và chúng ta có thể nhận được vương quốc thiên đàng

Nếu chúng ta vẫn chưa sẵn sàng, chúng ta sẽ không thể thấy được những điểm xấu của mình và nó sẽ vẫn còn đó, vậy thì làm sao chúng ta có thể nhận được phần thưởng của mình ở Thiên đàng.

Lời của Chúa giống như một cái gương vậy. Chúng ta cần phải nhìn vào đó và để cái gương nói cho chúng ta biết mình trông như thế nào. Chúng ta cần phải rửa sạch mình để chúng ta được bước vào vương quốc Thiên đàng.

Ê-sai 55:10-11: “Vả, như mưa và tuyết xuống từ trên trời và không trở lại nữa, mà đượm nhuần đất đai, làm cho sanh ra và kết nụ, đặng có giống cho kẻ giao, có bánh cho kẻ ăn, thì lời nói của ta cũng vậy, đã ra từ miệng ta, thì chẳng trở về luống nhưng, mà chắc sẽ làm trọn điều ta muốn, thuận lợi công việc ta đã sai khiến nó.”

Ở đây, ông Ê-sai đã miêu tả lời Chúa giống như nước mưa. Chúng ta biết rằng Nước rất cần thiết cho sự sống, không có nước thì đất đai sẽ không sản xuất được. Cho dù hạt giống đó có tốt như thế nào đi nữa, và đất có tốt như thế nào đi nữa, nhưng nếu không có mưa thì sẽ không thu hoạch được. Lời của Chúa giống như nước mưa vậy, có sức mạnh sự sống, cho chúng ta trưởng thành và phát triển. Lời của Chúa rất quan trọng.

Ê-sai 55:1-3 “Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá. Sao các ngươi trả tiền để mua đồ không phải là bánh? Sao các ngươi đem công lao mình đổi lấy vật chẳng làm cho no? Hãy chăm chỉ nghe ta, hãy ăn của ngon, và cho linh hồn các ngươi vui thích trong của béo. Hãy nghiêng tai, và đến cùng ta; hãy nghe ta, thì linh hồn các ngươi được sống. Ta sẽ lập với các ngươi một giao ước đời đời, tức là sự nhân từ chắc thật đã hứa cùng Đa-vít.”

Không nên mua nước của thế giới này, mà hãy mua suối nước từ Chúa. Những thứ trên thế gian này chỉ có thể thỏa lòng chúng ta tạm thời thôi, chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu vật chất của chúng ta cũng như những ham muốn từ mắt của mình, nhưng nó sẽ không thể nào khỏa lấp được những khoảng trống trong tâm hồn chúng ta.

Tại sao chúng ta lại nỗ lực và dành nhiều tiền bạc cho những điều không làm thỏa mãn chúng ta. Ắt hẳn các bạn đã từng trải nghiệm điều này trước đây, chúng ta nghĩ rằng mình sẽ rất hạnh phúc nếu có nhà, có xe....

Khi có được rồi, chúng ta cũng cảm thấy rất vui, nhưng niềm vui này có thể kéo dài được bao lâu? Và chỉ một thời gian ngắn sau, chúng ta lại cảm thấy rằng những người khác có nhiều thứ tốt hơn mình, và chúng ta không cảm thấy vui nữa, rồi chúng ta lại mong muốn có được một ngôi nhà lớn hơn để mình sẽ cảm thấy vui hơn.

Thậm chí là chúng ta có một ngôi nhà 1000 phòng đi chăng nữa thì liệu chúng ta có vui vẻ và thỏa lòng không? Nếu quả thật như vậy thì chắc chắn rằng sẽ không có người giàu nào lại đi tự tử cả.

Con người luôn cảm thấy trống trải trong lòng mình, không có gì trên thế giới này làm con người cảm thấy thỏa lòng cả. Thậm chí bạn là một vị sếp lớn, với một ngôi nhà lớn và một chiếc xe đắt tiền thì tâm hồn bạn vẫn cảm thấy có gì đó không ổn, bạn sẽ cảm thấy không hạnh phúc.

Tại sao lại có khoảng trống trong tâm hồn như vậy? Có bao giờ bạn thắc mắc là tại sao con người lại suy nghĩ như vậy không?

Đó là vì loài người không có Chúa. Và con người sẽ không có hy vọng về sự sống vĩnh hằng nếu chúng ta không quay trở lại với Chúa. Khoảng trống trong tâm hồn này sẽ mất đi nếu chúng ta quay trở về với Chúa.

Cũng giống như Chúa Giê-xu nói với chúng ta trong sách Giăng 4:13-14 rằng “Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó văng ra cho đến sự sống đời đời.”

Tại sao chúng ta sẽ không bao giờ còn khát nữa? Vì nước mà Chúa ban cho chúng ta là nước sự sống, trái tim của chúng ta sẽ được thỏa lòng và chúng ta sẽ không cảm thấy khát nữa.

Nếu chúng ta không có sự sống vĩnh hằng, thì mặc dù chúng ta nhận được nhiều nước của thế giới này đi chăng nữa, chúng ta sẽ vẫn cảm thấy không thỏa lòng, chúng ta sẽ vẫn cảm thấy bất an trong lòng.

Các bạn có biết bánh nào là ngon nhất trên thế giới này không? Tôi biết chắc rằng các bạn đều biết được sở thích của mình. Tôi thì tôi nghĩ rằng bánh mà vợ tôi làm là ngon nhất, còn các bạn thì sao? Mỗi người sẽ có mỗi sở thích khác nhau và mỗi người đều cho rằng bánh của họ là ngon nhất.

Nhưng bánh nào là khó ăn nhất nhưng lại là món bánh ngon nhất? Nếu hỏi như vậy thì có vẻ không hợp lý cho lắm, vì tại sao là bánh ngon nhưng lại khó ăn nhất? Các bạn có biết câu trả lời không?

Đó chính là “miếng cuối cùng” của chiếc bánh. Bạn sẽ rất thích thú khi ăn chiếc bánh đó, bạn sẽ ăn từ từ để thưởng thức, và đến miếng cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy rất tiếc khi phải ăn miếng cuối cùng và cảm thấy khó nuốt trôi? Đó là bởi vì bạn sẽ có một chút buồn khi bạn ăn miếng cuối. Vì đây là miếng cuối cùng nên mình phải ăn lâu một chút để thưởng thức. Nhưng nếu mình ăn mà mình biết rằng bánh sẽ vẫn còn mãi, thì chắc chắn rằng mình sẽ cảm thấy rất vui, rất an tâm để tiếp tục ăn tiếp.

Chúng ta hãy xem một ví dụ sau đây. Một người đàn ông sống một cuộc sống trong tội lỗi, uống rượu, vui chơi thỏa thích, có thể ông ấy cảm thấy hạnh phúc khi đang làm những điều tội lỗi đó. Nhưng khi về nhà và nhận ra rằng mình có trách nhiệm với vợ và gia đình thì liệu ông ấy có tiếp tục cảm thấy vui vẻ nữa hay không?

Chúng ta hãy xem những người giàu có. Họ hưởng thụ tất cả mọi thứ mà tiền bạc có thể mang lại cho họ. Nhưng rồi họ biết rằng một ngày nào đó mình sẽ không còn nữa và họ sẽ đối diện với sự chết, sự phát xét thì người đó có thể tiếp tục hạnh phúc được nữa hay không?

Một người khi còn sống cần có sự bảo đảm rằng một ngày nào đó khi họ đối diện với Chúa thì tội lỗi của họ sẽ được tha thứ. Họ cần biết rằng liệu mình có được lên Thiên đàng và nhận được sự sống vĩnh hằng hay không.....

Chỉ có lời Chúa mới có thể mang lại cho chúng ta sự sống vĩnh hằng và sự bình an. Lời Chúa sẽ không làm cho chúng ta khát nước trở lại và lời Chúa sẽ làm cho sự thỏa lòng của chúng ta được trọn vẹn, chúng ta sẽ cảm thấy rất vui.

Đó là lý do tại sao mà lời Chúa chính là nước hằng sống. Sẽ đưa chúng ta quay trở lại với Chúa và hướng dẫn chúng ta đến sự sống vĩnh hằng. Chúng ta không nên theo đuổi nước của đời này, mà hãy tìm kiếm nước hằng sống mà Chúa Giê-xu muốn chúng ta có. Chúng ta hãy suy nghĩ về những gì tồn tại đời đời hơn là những thứ tạm bợ trên đất này.

Còn thêm một điểm về lời của Chúa như nước mưa nữa đó chính là tác dụng làm sạch, vì có rất nhiều thứ được rửa sạch với nước.

Ê-phê-sô 5:26-27 “để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch, đặng tỏ ra hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được ở trước mặt Ngài.”

Ở đây Chúa muốn Hội thánh đầy vinh hiển. Nhưng Hội thánh đầy vinh hiển ở đây có nghĩa là gì?

Hội thánh đầy vinh hiển là một hội thánh không có tì vết, không nhăn. Nhưng khi họ nghe những điều này thì họ lại xây dựng một nhà thờ lớn, một nơi rất đẹp. Những nhà thờ này có đèn bằng thủy tinh, kính màu và trông rất uy nghi, hoành tráng. Nhưng đây không phải là những gì mà Chúa muốn.

Hội thánh không phải là một tòa nhà, mà chính là con người ở đó, là những người được chính huyết Chúa rửa sạch tội lỗi. Khi chúng ta làm báp-tem, chúng ta đã trở thành một phần của Hội thánh.

Vì chúng ta là một phần của Hội thánh, chúng ta cần phải nỗ lực để không có tì vết. Để giúp chúng ta, Chúa Giê-xu đã dùng huyết mình để rửa sạch tội lỗi của chúng ta. Ngài đã dùng lời của Ngài để rửa sạch chúng ta nữa. Chúng ta cần phải hiểu ý muốn của Chúa và chấp nhận được rửa sạch bằng huyết của Ngài. Chúng ta cũng cần được rửa sạch bằng lời của Chúa nữa.

Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải hiểu lời Chúa, vì lời Chúa giống như nước để rửa sạch chúng ta. Giúp chúng ta rửa sạch những điều không sạch trong chúng ta. Khi chúng ta nghe về lời Chúa, lời Chúa nhắc nhở về tội lỗi của chúng ta và lời Chúa an ủi, động viên chúng ta khi chúng ta mệt mỏi và yếu đuối.

Đối với những ai không nghe lời Ngài sẽ không biết điều gì không sạch và họ nghĩ rằng ai cũng giống như họ cả thôi.

Chỉ khi nghe lời Chúa thì họ mới hiểu rõ được mình hơn, họ biết được rằng mình cô đơn, yếu đuối, buồn bã và có vẻ như là không có niềm an ủi nào trong lòng. Nhưng khi người đó biết đến Chúa và lắng nghe lời Ngài. Lời Chúa cũng giống như nước mưa vậy, ban sức mạnh và sự an ủi cho họ. Nếu không có lời Chúa thì làm thế nào một người tìm được sự an ủi trong nỗi buồn của mình. Chúng ta hãy để lời Chúa rửa sạch chúng ta & giúp đỡ chúng ta.

Có lẽ một vài người sẽ thắc mắc rằng, tôi đã từng thấy rất nhiều Cơ đốc nhân nghe lời Chúa. Nhưng rồi họ vẫn yếu đuối, vẫn chưa sạch, có vẻ như là lời Chúa không có tác dụng trên họ.

Đôi khi những người truyền đạo như chúng tôi cũng cảm thấy như vậy, chúng tôi thắc mắc không biết liệu rằng lời Chúa có hiệu quả không, không biết có nên tiếp tục nói tiếp hay không? Nhưng có thật là lời Chúa không có tác dụng không?

Chúa Giê-xu nói rằng “Lời ta là thần linh và sự sống” Lời của Chúa thật sự có hiệu quả. Vì đã có rất nhiều người đã thay đổi vì lời Chúa.

Lý do tại sao nhiều người không thay đổi không phải bởi vì lời Chúa mất quyền năng, mà đó là bởi vì những người nghe lời Chúa đã từ chối thay đổi. Hoặc có thể là họ chỉ thay đổi trong một thời gian ngắn thôi.

2 Phi-e-rơ 2:20-22: “Vả, chúng nó bởi sự nhận biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ, mà đã thoát khỏi sự ô uế của thế gian, rồi lại mắc phải và suy phục những sự đó, thì số phận sau cùng của chúng nó trở xấu hơn lúc đầu. chúng nó đã biết đường công bình, rồi lại lui đi về lời răn thánh đã truyền cho mình, thế thì thà rằng không biết là hơn. Đã xảy đến cho chúng nó như lời tục ngữ rằng: Chó liếm lại đồ nó đã mửa, heo đã rửa sạch rồi, lại lăn lóc trong vũng bùn.”

Chúng ta biết rằng con chó và con heo được xem là động vật không sạch. Con chó liếm lại đồ nó đã mửa và con heo lại lăn lóc trong vũng bùn. Có thể bạn đã rửa sạch nó rồi, nhưng sau một lúc thì nó lại quay lại thói quen cũ.

Và nhiều Cơ đốc nhân cũng có cùng nan đề như vậy, sau khi biết Chúa, họ đã ăn năn, những gì họ ăn năn là thật, nhưng trên con đường đức tin của họ. Họ lại bị ảnh hưởng bởi tội lỗi của thế gian này. Không phải họ không hiểu lời Chúa nhưng họ từ chối bước đi, họ biết được rằng những nơi như sòng bài, nhà thổ làm hại đến cuộc sống họ, nhưng họ vẫn muốn đi. Đó là loại người mà ông Phi-e-rơ miêu tả ở đây.

Ngày nay, nhiều người theo đuổi tiền bạc và họ đã từ bỏ lẽ thật, họ không còn đi theo Chúa nữa. Họ có thể là những người tin Chúa và thậm chí là các tông đồ của Chúa. Trước đây, họ đã từng từ bỏ mọi thứ để theo Chúa, nhưng rồi họ lại quay trở lại tìm kiếm những điều đó.

Qua đây chúng ta có thể thấy rằng Đức tin không những chỉ cần một tấm lòng ăn năn, chân thành mà chúng ta cần phải theo Chúa trong suốt cuộc đời chúng ta. Chúng ta cần phải có sự quyết tâm khi theo Chúa. Nếu chúng ta không dừng lại con đường tội lỗi thì chúng ta sẽ sụp ngã.

Có một bệnh nhân tâm thần nghĩ rằng mình là người bình thường. Ông muốn về nhà nên ông đã đến gặp bác sĩ, bác sĩ trả lời rằng “Ok, tôi sẽ kiểm tra anh, nếu kết quả tốt thì tôi sẽ cho anh về nhà như anh muốn”

Rồi ông bác sĩ vặn nước, nước chảy trong thùng đựng nước. Nếu như ông có thể đổ nước ra khỏi thùng thì tôi sẽ cho anh đi. Người đàn ông cảm thấy rất vui và nói rằng “Thật đơn giản”, và ông dùng gáo nước để đổ nước ra ngoài. Nhưng cho dù ông có cố gắng thế nào đi chăng nữa thì vẫn có nước ở trong thùng. Ông thắc mắc tại sao nước không ngừng chảy. Ông nói với bác sĩ là tại sao nước không hết, kỳ lạ thật. Vậy nên bác sĩ nói với ông là “đó là lý do tại sao mà ông vẫn chưa được về nhà”, Bất cứ người bình thường nào đều biết rằng cần phải khóa nước lại.

Cũng giống như vậy, làm thế nào để một Cơ đốc nhân trở nên thánh khiết. Làm thế nào để người đó có thể rửa sạch tội lỗi và những điều chưa sạch của mình? Chỉ có một cách duy nhất đó chính là chúng ta phải dừng lại việc phạm tội, chúng ta cần phải khóa ống nước tội lỗi mình. Chúng ta cần phải dừng lại việc đi sai đường, con đường của tội lỗi thì như thế chúng ta mới giữ được sự thánh khiết của mình.

Kính sợ Chúa đó là phải dừng lại việc phạm tội của mình và dừng lại những tội ác. Thi Thiên 1:1 “Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, Chẳng đứng trong đường tội nhân, Không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng;” Chúng ta biết con đường của sự công chính và con đường của tội ác. Chúng ta biết được hậu quả của tội nhân và kết quả của người công chính. Hãy để lời Chúa rửa sạch và gìn giữ chúng ta. Để khi Chúa Giê-xu quay trở lại, tất cả chúng ta đều sẽ nhận được ân phước của Chúa. Hãy quyết định theo Chúa và không quay đầu lại.

 

» True Jesus Church