HOME :: FACEBOOK SHARE :: EMAIL

Trong Danh Chúa Giê-xu Christ, tôi xin được chia sẻ bài giảng của mục sư Chin với chủ đề là

Những người có đức tin lớn trong thời đại của các tông đồ

Đức tin rất quan trọng khi chúng ta nói về việc thờ phượng Chúa. Vì Chúa là linh thần và chúng ta không thể thấy được Ngài. Chúng ta biết rằng Ngài hiện hữu và điều này chính là đức tin. Chúng ta tin rằng Chúa sẽ hoàn thành lời hứa của Ngài vào ngày cuối cùng. Đó là thông qua đức tin, chúng ta có thể thấy được sự sống đời đời mà Chúa ban cho chúng ta.

Không có đức tin, chúng ta sẽ không có hy vọng. Rất nhiều Cơ đốc nhân mất đi đức tin của mình khi họ thờ phượng Chúa. Đó là lúc mà những thứ trên thế giới này vượt trên đức tin của họ. Đó là lý do tại sao mà Kinh Thánh nói rằng chỉ có đức tin mới giúp chúng ta chiến thắng được thế gian này.

1 Giăng 5:4 “vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian; và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta.”

Giăng viết sách này khi gần kết thúc thế kỷ đầu tiên. Lúc đó có rất nhiều giáo lý sai lệch xuất hiện trong Hội thánh. Như là Tri thức giáo, triết học Hy lạp với những khái niệm khác nhau. Những giáo lý này khác với lời dạy của Chúa Giê-xu. Có một vài giáo lý tin rằng Chúa Giê-xu chỉ là một trong những vị thần.

Họ nghĩ rằng vị thần quyền lực nhất sẽ không bao giờ xuất hiện bằng thể xác loài người. Họ cảm thấy rằng thể xác là bẩn thỉu và xấu xa và vì vậy mà Chúa Giê-xu không thể là Chúa của họ.

Họ chỉ cho rằng Chúa Giê-xu là bán thần được Chúa tạo ra. Và cũng bắt đầu có những suy nghĩ rằng Chúa Giê-xu chỉ mãi mãi là con của Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu không phải là Đức Chúa Trời….

Nhưng ông Giăng là người theo Chúa Giê-xu trong suốt 3 năm, sau khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh và sống trở lại và thăng thiên về trời, khi ông nhận lãnh Thánh Linh từ Chúa. Chúa đã tiết lộ sự màu nhiệm của Ngài cho ông. Đây là sự màu nhiệm của đức tin khi chúng ta biết rằng Chúa đến thế gian bằng xác thịt.

1 Giăng 5:20: “Nhưng chúng ta biết Con Đức Chúa Trời đã đến, Ngài đã ban trí khôn cho chúng ta đặng chúng ta biết Đấng chân thật, và chúng ta ở trong Đấng chân thật, là ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, Con của Ngài. Ấy chính Ngài là Đức Chúa Trời chân thật và là sự sống đời đời.”

Ông Phao-lô nói rằng sự màu nhiệm đó là Chúa đã đến thế gian này bằng xác thịt. Con một của Đức Chúa Trời đã đến để cho loài người hiểu được. Và chúng ta biết đó chính là Chúa Giê-xu, và Ngài có sự sống đời đời.

Đối với ông Giăng, Chúa Giê-xu là là Chúa thật duy nhất, và trong sách Cựu ước nói rằng chỉ có một Chúa. Chúa là linh thần, mặc dù chúng ta không thể thấy được Ngài với mắt thường của chúng ta. Nhưng thông qua đức tin chúng ta biết rằng Ngài hiện hữu, và chỉ có đức tin mới chiến thắng được thế gian.

Giữ đức tin có nghĩa là gì?

Để giữ đức tin của mình, chúng ta không nên tiếp nhận niềm tin của nhiều tôn giáo khác, thậm chí ngay cả với gia đình mình, chúng ta có thể sẽ bị ghét khi làm điều này, đặc biệt là khi gia đình của mình thờ phượng những thần khác.

Ngoài ra, chúng ta còn phải đối diện với nhiều sự cám dỗ và thử thách khác, thế giới ngày càng đẹp hơn. Có rất nhiều nơi đẹp và nhiều nơi tốt để ở, và con người cũng dần trở nên ngủ mê với đức tin của mình. Nếu chúng ta không giữ đức tin của mình với Chúa thì thế gian sẽ chiến thắng chúng ta.

Các tông đồ phải đối diện với thử thách và sự bắt bớ, ngoại trừ ông Giăng, còn tất cả những người khác đều chết trong sự đau đớn, phải chịu đựng cho đến chết nhưng họ vẫn không chối bỏ Đấng Christ. Ngày hôm này ít khi chúng ta phải đối diện với sự bắt bớ như thế này.

Nhưng những ngày đầu tiên của Hội thánh chúng ta thì không như vậy, tại một Hội thánh ở Đài Loan, Những người dân trong làng không muốn người bản địa tham gia vào Hội thánh chúng ta.

Nhưng họ tin vào Chúa và họ vẫn tiếp tục nhóm họp vào buổi tối. Đức tin của họ đã làm cho những người dân trong làng giận dữ, họ đã đến và đánh họ. Những anh chị em trong Hội thánh chúng ta lúc đó còn rất trẻ, họ có thể đánh lại người dân trong làng nhưng họ đã quyết định không đánh lại vì họ hiểu và tin vào lời Chúa.

Một đêm nọ thì một thiên sứ đã xuất hiện với với anh chị em đó và kêu họ đi theo thiên sứ. Vì lúc đó những người dân trong làng muốn giết họ, nên các anh chị em đó đã đi theo thiên sứ. Họ đã đi qua một vách đá dọc bờ biển và thoát khỏi ngôi làng, họ đã đến ngôi làng kế bên và tiếp tục sống ở đó trong 3 năm.

Ở một vài nơi khác, anh chị em tín hữu cũng vẫn còn phải chịu đựng sự chống đối. Nhưng chúng ta cần phải giữ vững với đức tin của mình. Vì chỉ có đức tin này mới có thể chiến thắng được thế gian.

Trong Kinh Thánh có rất nhiều ví dụ về đức tin. Tác giả của sách Hê-bơ-rơ đã nói cho chúng ta về đức tin.

Hê-bơ-rơ 11:1 “Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”

Hê-bơ-rơ 11:6: “Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.”

Đức tin là hy vọng vào những điều mà chúng ta không thể thấy được, giống như Thiên đàng vậy. Tại sao chúng ta tin vào điều này. Vì tất cả đều là lời hứa của Chúa, và việc những lãnh Thánh Linh là sự bảo đảm cho đức tin của mình. Chúa Giê-xu đã làm chứng thông qua sự sống lại của của mình rằng Ngài chính là Đức Chúa Trời.

Ngài hứa sẽ quay trở lại và đón chúng ta lên Thiên đàng. Chúng ta cần phải có đức tin để vâng lời và làm theo lời Ngài. Tác giả của sách này bắt đầu với chủ đề về đức tin và sau đó là nói về một người có đức tin lớn.

Chúng ta hãy nhớ lại những ví dụ mà tác giả đã trích dẫn trong sách như bởi đức tin, A-bên đã dâng của lễ tốt nhất cho Chúa, Áp-ra-ham và Y-sác đã chọn việc sống trong một cái lều cách xa với cuộc sống thoải mái, Sa-ra đã sinh Y-sác vào lúc 90 tuổi, theo như lời Chúa hứa.

Nô-ê đã làm một cái thuyền trong khi cả thế giới chế nhạo ông. Ông đã dành rất nhiều năm để nói với mọi người rằng sự phán xét của Chúa sẽ đến nhưng mọi người vẫn chế nhạo ông và khi trận lụt ập đến thì đã quá muộn rồi. Kết quả là chỉ có 8 người cùng với động vật được cứu thôi.

Những người với đức tin như vậy không những chỉ được tìm thấy ở trong Cựu ước. Sau khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh, có rất nhiều người đã giữ đức tin cho đến cuối cùng.

Chúng ta có thể học cách làm thế nào để xây dựng niềm tin của mình trong Chúa thông qua những người như vậy. Ngày hôm nay chúng ta sẽ học hỏi về đức tin của những người như vậy.

Gia-cơ 2:22-23 “Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.”

Gia-cơ nhấn mạnh rất nhiều về việc đức tin và việc làm là điều quan trọng và đẹp ý Chúa.

Một người thể hiện đức tin của mình với Chúa như thế nào? Đức tin không những chỉ nói bằng miệng hay chỉ để trong lòng thôi.

Đức tin nơi Chúa có thể thấy được thông qua việc làm của đức tin. Đó là khi chúng ta vâng theo lời Chúa và phục vụ Ngài, khi chúng ta yêu thương mọi người xung quanh mình và sống một cuộc sống tin kính.

Điều này thể hiện rằng chúng ta yêu mến Chúa chứ không phải yêu chính mình. Và vì tình yêu với Chúa, chúng ta sẽ tiếp tục làm những việc này trên đời sống chúng ta và những việc này là cần thiết.

Ngay cả khi chúng ta được cứu bởi đức tin, nhưng đức tin phải phản ảnh thông qua việc làm tốt của chúng ta. Và những việc làm này tuyên bố niềm tin của chúng ta với Chúa.

Trong thời gian của các tông đồ cũng có một vài người có đức tin lớn. Những việc làm và đức tin của họ đã được chép lại trong sách Công vụ các sứ đồ để động viên chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau xem những ví dụ điển hình được chép trong Kinh Thánh.

Hoạn quan Ê-thi-ô-pi

Công vụ các sứ đồ 8:30: “Phi-líp chạy đến, nghe người Ê-thi-ô-pi đọc sách tiên tri Ê-sai, thì nói rằng: Ông hiểu lời mình đọc đó chăng?”

Công vụ các sứ đồ 8:38 “Người biểu dừng xe lại; rồi cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm phép báp-tem cho hoạn quan”

Sách Công vụ các sứ đồ ghi lại những việc làm của Hội thánh và các tông đồ. Cũng nói về việc những người theo Chúa xây dựng đức tin của mình như thế nào, những điều này làm chứng về việc họ đã công bố với phúc âm và vâng theo lời Chúa như thế nào.

Vào cuối thế kỷ thứ nhất thì phúc âm đã được truyền giảng đến Âu Châu & Ấn Độ. Thô-mát đã đến Ấn Độ và nhiều người đã nói rằng ông đã bị đâm đến chết. Thô-mát đã đi từ Y-sơ-ra-ên đến Ấn Độ bằng đường bộ. Ông đã đến Kerala (Ấn Độ) và vì vậy mà nhiều Cơ đốc nhân ở Ấn Độ thích đặt tên là Thô-mát.

Sách Công vụ các sứ đồ làm chứng về đức tin của các tông đồ.

Trong sách cũng đề cập về đức tin của Hoạn quan Ê-thi-ô-pi. Ông có đức tin được xây dựng trên lời Chúa. Ông tin vào Thánh Kinh, vào lúc đó thì chỉ có Cựu ước thôi. Đó là lý do tại sao mà ông luôn tìm hiểu, đọc và dịch sang tiếng Do Thái.

Ông tin vào Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, ông đã đi từ quê hương của mình đến Giê-ru-sa-lem để tham dự bữa tiệc. Lúc đó ông đang đọc sách trên xe trên đường rời khỏi Giê-ru-sa-lem. Đức Thánh Linh đã chạm lòng Phi-líp để đến và truyền giảng cho ông ở đó.

Công vụ các sứ đồ 8:30 “Phi-líp chạy đến, nghe người Ê-thi-ô-pi đọc sách tiên tri Ê-sai, thì nói rằng: Ông hiểu lời mình đọc đó chăng?”

Phi-líp đã nói về Chúa Giê-xu và ông đã tin vào những gì Phi-líp truyền giảng.

Khi họ đến chỗ có nước trên sa mạc, ông đã dừng xe lại và yều cầu được làm báp-tem. Hoạn quan Ê-thi-ô-pi đã thay đổi tôn giáo của mình như vậy, ông có đức tin vào Đấng Christ.

Khi ông tin vào Do Thái giáo, ông tin những gì được viết trong sách Cựu ước, tin vào Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham. Ông tin rằng đây là Chúa thật duy nhất và ông tin vào luật pháp của Môi-se.

Ngày hôm nay chúng ta có thể thấy rất nhiều người Do thái giữ luật pháp trong Cựu ước rất nghiêm khắc, họ không tin vào Chúa Giê-xu. Họ tiếp tục tin rằng Đấng Messiah sẽ đến để cứu thế giới, họ vẫn chờ đợi Đấng Messiah.

Trong chuyến đi đó, ông đã đọc trong sách Ê-sai 53. Nói về Đấng Christ như một con chiến bị dắt đến hàng làm thịt, vì cớ tội lỗi mà bị đánh phạt, và được cứu. Bị chết như là vật sinh tế…Đoạn này nói về Đấng Christ. Nhưng khi ông đọc điều này thì ông không hiểu vì ông chưa bao giờ nghe về Chúa Giê-xu.

Đức Thánh Linh đã chạm lòng để Phi-líp nói và ông đã khiêm tốn lắng nghe và ông đã biết được Chúa Giê-xu.

Khi ông thấy nước ở sa mạc thì ông đã hỏi để được làm báp-tem, Phi-líp nói rằng “nếu ông hết lòng tin, điều đó có thể được”. Ông trả lời rằng “Tôi tin rằng Đức Chúa Giê-xu Christ là con của Đức Chúa Trời”. Điều này có nghĩa rằng Chúa Giê-xu chính là Chúa. Đó là nghĩa của việc gọi Ngài là “Con của Đức Chúa Trời”

Đức tin của Hoạn quan Ê-thi-ô-pi mạnh mẽ và lâu dài. Năm 1950, có một ghi chép cộng đồng Cớ đốc nhân ở Ê-thi-ô-pi bao gồm 50 triệu người. Nguồn gốc của họ có thể được tìm thấy ở thế kỷ đầu tiên.

Thế hệ này cùng với thế hệ Cơ đốc nhân của Thô-mát ở Ấn Độ. Hoạn quan Ê-thi-ô-pi có đức tin mạnh mẽ, và với đức tin như vậy ông có thể tiếp tục cuộc sống của mình với sự hướng dẫn của Chúa. Ông cũng dạy dỗ cho con cháu của mình có đức tin dựa trên nền tảng là lời Chúa. Đức tin này dựa trên nền tảng là oo72i Chúa.

Ngày hôm nay, có rất nhiều người mê tín dị đoan. Họ không giải thích được họ đang làm gì và tại sao họ lại làm điều đó. Họ là những người làm theo truyền thống mà không thắc mắc. Tôi có một người Dì thờ rất nhiều thần thánh, bà có rất nhiều thần tượng trong nhà, nhưng khi tôi hỏi rằng Dì có biết đó là ai không? Thì bà trả lời là không biết.

Nhưng chúng ta là những môn đệ của Chúa, chúng ta cần phải biết Đấng mà chúng ta thờ phượng là ai, chúng ta có thể biết được điều này thông qua Kinh Thánh. Nhưng nếu chúng ta không tìm hiểu thì chúng ta sẽ không có đức tin. Điều này dẫn đến việc đức tin mù quáng và không suy nghĩ.

Ngày nay có rất nhiều người tin Chúa như vậy. Trước đây khi tôi còn đi làm, lúc tôi vẫn chưa đi truyền giảng. Tôi có một người đồng nghiệp, bà cũng là người tin Chúa. Tôi đã giải thích rất nhiều điều về Giáng sinh. Tôi đã dành 1 tháng để giải thích cho bà. Lúc đầu bà nghe có vẻ thuyết phục, nhưng sau đó khi gần đến ngày Giáng sinh, bà vẫn tiếp tục tổ chức giáng sinh như bình thường, bà nói “tôi không quan tâm những gì anh nói”. Mặc dù bà biết rằng Giáng sinh không phải là ngày thật sự Chúa sinh ra, nhưng bà vẫn tiếp tục làm theo những việc mà người khác làm.

Đức tin như vậy sẽ không giúp chúng ta chiến thắng được thế gian này. Vì đức tin này được xây dựng dựa trên lời dạy của con người và vốn dĩ là sẽ thay đổi theo thời gian, con người luôn thay đổi.

Đó là lý do tại sao mà đức tin của chúng ta cần phải được xây dựng theo lời dạy của Chúa. Đó là những gì được viết trong Cựu ước cũng như là lời được chính Chúa Giê-xu nói ra trong Tân ước. Chúa Giê-xu dạy về con đường để có được sự cứu rỗi, và những điều này được ghi chép lại bởi các môn đệ của Ngài.

Ngày hôm nay với sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, chúng ta hiểu được sự màu nhiệm này. Khi chúng ta chọn đi theo lẽ thật, đức tin của chúng ta sẽ trở thành một đức tin đúng. Đức tin này có thể giúp chúng ta có sự cứu rỗi, và đó cũng là đức tin mà các tông đồ công bố.

Công vụ các sứ đồ 16:14-15 “Có một người trong bọn đó nghe chúng ta, tên là Ly-đi, quê ở thành Thi-a-ti-rơ, làm nghề buôn hàng sắc tía, vẫn kính sợ Đức Chúa Trời. Chúa mở lòng cho người, đặng chăm chỉ nghe lời Phao-lô nói. Khi người đã chịu phép báp-tem với người nhà mình rồi, thì xin chúng ta rằng: Nếu các ông đã đoán tôi là trung thành với Chúa, thì hãy vào nhà tôi, mà ở lại đó; rồi người ép mời vào.”

Đoạn này nói về hành trình truyền giảng thứ hai của Phao-lô. Ông đã đi cùng Si-lát đến Tiểu Á rồi vào Châu Âu, thông qua Ma-xê-đoan. Ông đã đến Hy Lạp, Cô-rinh, A-then và ở lại ở Phi-líp trong nhiều ngày.

Một ngày Sa-bát nọ thì ổng đã đến bên bờ biển, nói với những người phụ nữ ở đó. Họ là những người giữ ngày Sa-bát theo luật của Mội-se trong Cựu ước, họ là người Do Thái giáo. Đó là lúc mà họ gặp Ly-đi, cũng là người thờ phượng Đức Chúa Trời ở đó.

Đức Thánh Linh đã mở lòng bà nên bà chú ý đến những gì được nghe. Cả nhà bà đã làm báp-tem và bà thuyết phục họ ở lại nhà mình. Trong Kinh Thánh viết là “Nếu các ông đã đoán tôi là trung thành với Chúa, thì hãy vào nhà tôi,”

Ông Phao-lô và Si-lát không muốn ở nhà các tín hữu vì ông không muốn làm gánh nặng cho họ. Nhưng bà Ly-đi đã thuyết phục họ bởi vì đức tin của bà là thật và dựa trên nền tảng là lời Chúa. Sau đó thì nhà của bà là nơi thờ phượng Chúa ở Phi-líp.

Công vụ các sứ đồ 16:40 “Khi ra ngục rồi, hai sứ đồ vào nhà Ly-đi, thăm và khuyên bảo anh em, rồi đi.”

Khi những môn đệ bị nhốt vào tù rồi được thả ra. Họ đã đến thẳng nhà bà, vì lúc đó nhà bà đã làm nơi thờ phượng Chúa. Nhà của bà Ly-đi trở thành nhà thờ, vì bà có đức tin nơi Chúa.

Nếu chúng ta có đức tin, chúng ta sẽ dâng mọi thứ của mình để phục vụ Chúa. Và chúng ta cũng sẽ hướng dẫn cả gia đình mình thờ phượng Chúa nữa. Hội thánh của chúng ta ở nhiều nơi cũng được hình thành như vậy.

Chúng ta có Hội thánh Giê-xu thật ở Tây Ban Nha, Hy Lạp & Ý. Tất cả đều chỉ bắt đầu từ một nhà thờ phượng nhỏ, cũng chính là nhà của các thành viên trong Hội thánh.

Họ đã dâng nhà mình để làm nơi thờ phượng Chúa vào ngày Sa-bát. Họ cũng nhóm họp lại giống như Hôi thánh nhóm họp lại ở nhà bà Ly-đi lúc đó vậy. Vì họ muốn vâng giữ lời Chúa, muốn theo Chúa Giê-xu và muốn chiến thắng thế gian này.

Ngày hôm nay chúng ta cũng có cùng suy nghĩ như vậy, đó là lý do tại sao chúng ta luôn cùng nhau học Kinh Thánh, chúng ta cùng nghe lời Chúa và xây dựng đức tin của mình.

1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:6-9 “Anh em cũng đã bắt chước tôi và bắt chước Chúa, lấy sự vui vẻ của Đức Thánh Linh mà tiếp nhận đạo giữa lúc nhiều sự khốn khó, 7 đến nỗi anh em trở nên gương tốt cho hết thảy tín đồ ở xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai. 8 Vì đạo Chúa không những từ nơi anh em vang ra trong xứ Ma-xê-đoan và A-chai thôi đâu, nhưng đức tin mà anh em có trong Đức Chúa Trời đã đồn khắp mọi nơi, đến nỗi chúng tôi không cần phải nói đến nữa. 9 Vả, mọi người đều thuật lại thể nào anh em đã tiếp đãi chúng tôi, và thể nào đã trở lại cùng Đức Chúa Trời, bỏ hình tượng đặng thờ Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật,”

Ở đây nói về Hội thánh ở Tê-sa-lô-ni-ca, họ tiếp nhận lời Chúa vời niềm vui trong Đức Thánh Linh. Đức tin của họ trở thành ví dụ điển hình cho các tín đồ ở xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai.

Họ là những người công bố về Chúa Giê-xu và là những người làm theo Phao-lô và Si-lát. Từ thờ phượng thần tượng, họ đã chuyển sang thờ phượng Chúa và họ chờ đợi ngày Chúa trở lại.

Đức tin nơi Chúa Giê-xu không phải chỉ là việc nhận được sự chữa lành bệnh tật và sự sung túc. Mà đó là việc nhận được sự sống đời đời ở Thiên đàng, vì Chúa Giê-xu sẽ quay trở lại. Ngài sẽ tiếp nhận chúng ta vào vương quốc của Ngài và đó là đức tin của những người Tê-sa-lô-ni-ca lúc đó. Vì họ đã nghe về lời của Chúa và để lời của Chúa làm việc trong mình.

1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13 “Bởi vậy, chúng tôi tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi về sự anh em tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời mà chúng tôi đã truyền cho, không coi như lời của loài người, bèn coi như lời của Đức Chúa Trời, vì thật là lời Đức Chúa Trời, cũng hành động trong anh em có lòng tin.”

Lời của Chúa giống như là hạt giống của sự sống vậy, hạt giống này sẽ phát triển thành đức tin. Với đức tin này, chúng ta sẽ chiến thắng thế gian, có thể cam chịu cùng Đấng Christ.

Chúng ta có một chị ở Port Dickson là người đã theo Chúa trong suốt 20 năm. Vào những năm đầu khi chị theo Chúa, chị bị chồng mình đánh rất nhiều lần.

Nhưng lạ thay là mặc dù bị chồng đánh nhiều như vậy nhưng chị lại càng nhiệt tâm hơn trong đức tin của mình. Chị thường đến Hội thánh và mang kính đen để che vết thương của mình. Khi chồng chị đến Hội thánh để tìm chị thì chị phải chạy trốn ra ngoài. Nhưng chị luôn cảm tạ Chúa và đức tin của chị ngày càng mạnh mẽ hơn.

Thật ra thì người mà giới thiệu chị đến với Hội thánh của chúng ta đã không còn đến nhà thờ nữa. Anh ấy đã theo một tôn giáo khác, anh ấy đã gặp chị và nói rằng “nếu chị vẫn tiếp tục còn ở Hội thánh này thì chị là kẻ thù của tôi, nếu chị bỏ Hội thánh này đi thì chị sẽ vẫn là bạn tôi”

Nhưng chị vẫn chọn tiếp tục theo Chúa mà không bước đi. Đây là những sự bắt bớ mà chúng ta phải trải qua khi theo Chúa. Nhưng để vượt qua được hết tất cả những khó khăn này, chúng ta cần tin vào lẽ thật và đức tin này sẽ mang lại sự cứu rỗi cho chúng ta.

Người tiếp theo mà tôi muốn đề cập ở đây đó là ông Ba-na-ba, ông là một người tốt.

Công vụ các sứ đồ 4:33-37 “Các sứ đồ lại lấy quyền phép rất lớn mà làm chứng về sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ; và hết thảy đều được phước lớn. 34 Vì trong tín đồ không ai thiếu thốn cả, bởi những người có ruộng hay nhà, đều bán đi, bán được bao nhiêu tiền cũng đem đến 35 đặt dưới chân các sứ đồ; rồi tùy theo sự cần dùng của mỗi người mà phát cho. 36 Vậy có Giô-sép mà các sứ đồ đặt tên là Ba-na-ba, nghĩa là con trai của sự yên ủi, về họ Lê-vi, quê hương tại Chíp-rơ, 37 có một đám ruộng, bán đi, đem tiền đặt nơi chân các sứ đồ”

Ở đây chép về một người tên là Ba-na-ba, là người đầu tiên tin Chúa ở Giê-ru-sa-lem. Vào lúc đó có rất nhiều người tin Chúa được phước lớn, họ cảm động bởi tình yêu của Chúa nên đã bán tài sản của mình để giúp người nghèo.

Đây không phải là tình yêu của con người mà chính là tình yêu của Chúa vì tình yêu này đến từ đức tin. Ông ấy đã sẵn sàng dâng tài sản của mình bởi tình yêu dành cho Chúa.

Sau đó, ông ấy cũng đã đi cùng với Phao-lô để truyền giảng phúc âm nữa. Ông thật sự là một người tốt.

Công vụ các sứ đồ 11:24-26 “vì Ba-na-ba thật là người lành, đầy dẫy Thánh Linh và đức tin. Bấy giờ rất đông người tin theo Chúa. 25 Kế đó, Ba-na-ba đi đến thành Tạt-sơ, để tìm Sau-lơ, 26 tìm gặp rồi, bèn đưa đến thành An-ti-ốt. Trọn một năm, hai người cùng nhóm với Hội-thánh và dạy dỗ nhiều người. Ấy là ở thành An-ti-ốt, người ta bắt đầu xưng môn đồ là Cơ-rê-tiên”

Ở đây nói về Hội thánh ở An-ti-ốt ở Syria.

Lúc đó có những người truyền giảng phúc âm và chịu sự bắt bớ. Như là Ê-tiên là người đã tử vì đạo và Hội thánh lúc đó bị tán loạn.

Một vài người đã đến Sa-ma-ri để truyền giảng phúc âm, một số khác thì đến An-ti-ốt. Hội thánh lúc đó được tăng trưởng nhờ vào sự hướng dẫn của Chúa, và có rất nhiều người đã tin.

Hội thánh lúc đó đã cử Ba-na-ba là người hướng dẫn Hội thánh lúc đó. Khi ông làm chứng về ân điền của Chúa, ông đã rất vui và Hội thánh được động viên rất nhiều. Ông là một người tốt, đầy dẫy Thánh Linh và đức tin mạnh mẽ.

Kinh Thánh miêu tả ông Ba-na-ba là một người đầy dẫy Thánh Linh và đức tin mạnh mẽ. Điều này được thể hiện thông qua việc làm của ông.

Ông Ba-na-ba được Đức Thánh Linh chạm lòng và thay đổi thành một người tràn ngập tình yêu. Ông đã chia sẻ sự giàu có và những gì ông có cho người nghèo.

Từ “Cơ đốc nhân” được dùng đầu tiên tại Hội thánh ở An-ti-ốt. Lúc đó thì thuật ngữ này dùng để chế nhạo họ. Nhưng cũng chỉ ra rằng những người theo Chúa Giê-xu là khác với những người khác.

Ngày hôm nay chúng ta dùng từ “Cơ đốc nhân” một cách khác, Cơ đốc nhân được biết đến là người có đầy tình yêu thương. Tôi có một người bạn theo đạo Phật và anh ấy đã diễn đạt như vậy với Cơ đốc nhân, anh ấy đã nói rằng trong những lúc khó khăn thì những người đã từng giúp đỡ anh đều là Cơ đốc nhân cả.

Đức tin của chúng ta không chỉ ở trong lòng mình, không chỉ nói rằng Tôi tin là đủ, chúng ta cần phải đọc Kinh Thánh và làm mọi việc để trở nên thánh khiết. Cơ đốc nhân phải thể hiện qua những việc mình làm trong tình yêu và sự tin kính của mình.

Thông qua những điều này, chúng ta công bố mình là cơ đốc nhân thật của Đấng Christ. Ba-na-ba là một ví dụ điển hình cho những việc này, đó là lý do tại sao ông theo Phao-lô trong việc mục vụ của mình. Họ đã đến Chíp-rơ truyền giảng và nhiều người đã tin Chúa.

Đức tin không chỉ giúp ích cho sự cứu rỗi của riêng mình, một đức tin thật sẽ cảm động người khác để nhiều người cũng tin Chúa, để nhiều người thấy được Chúa thông qua chúng ta.

Có một chị làm việc ở Alor Star, chị tên là Chong. Chị là một ví dụ điển hình tại nơi làm việc của chị. Khi chị nghỉ hưu thì người sếp ở đó hỏi “Hội thánh của chị có nhiều người giống chị không?” Tôi muốn tuyển thêm nhiều người giống như chị vậy.

Khi nghỉ hưu chị cũng được sếp mình thưởng cho nhiều lợi tức để nghỉ hưu, vì chị độc thân, nên mỗi tháng, Công ty phụ cấp 300$ cho chị, đồng nghiệp của chị lúc đó tặng tiền hỗ trợ rất nhiều, tất cả điều này là ân phước của Chúa. Chị không nghĩ rằng mọi người yêu mến chị nhiều như vậy, tất cả những điều này là tình yêu của Chúa.

Chúng ta có thể để cho mọi người thấy được hình ảnh của Chúa thông qua chúng ta, thông qua việc làm hành động của mình, những việc chúng ta làm có làm sáng danh Chúa không?

Ba-na-ba là một người như vậy.

Người tiếp theo đó là Ê-tiên.

Công vụ 6:5-8 “Cả hội đều lấy lời đó làm đẹp lòng, bèn cử Ê-tiên, là người đầy đức tin và Đức Thánh Linh, Phi-líp, Bô-cô-rơ, Ni-ca-no, Ti-môn, Ba-mê-na và Ni-cô-la, là người An-ti-ốt mới theo đạo Giu-đa;”

Ở đây ghi lại về Ê-tiên là người đầu tiên tử vì đạo tại của Hội thánh. Ông được chọn cùng với 6 người khác nữa để phân phát thức ăn cho Hội thánh lúc đó.

Kinh Thánh nói về những người được chọn này trong Công vụ 6:3 “Vậy, anh em hãy chọn trong bọn mình bảy người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn, rồi chúng ta sẽ giao việc nầy cho.”

Công vụ 6:8 “Ê-tiên được đầy ơn và quyền làm dấu kỳ phép lạ rất lớn trong dân.” Câu này nói rằng Ê-tiên là người đầy ơn và quyền làm dấu kỳ phép lạ rất lớn. Lúc đó có nhiều người tranh cãi với ông nhưng họ không thể ngăn ông được.

Ông đã nói lời Chúa một cách thông sáng mặc dù công việc của ông chỉ là phân phát thức ăn thôi. Nhưng ông có thể trình bày chi tiết lời Chúa, và vì vậy mà người Do Thái đã rất giận dữ. Nên họ đã kiếm một người làm chứng dối và ông đã bị giải đến Hội đồng xét xử.

Công vụ 6:15 “Bấy giờ, phàm những người ngồi tại tòa công luận đều ngó chăm Ê-tiên, thấy mặt người như mặt thiên sứ vậy.”

Ông hiện ra như vậy ngay cả khi đang ở trong sự bắt bớ. Khi ông bị ném đá, ông vẫn tiếp tục thể hiện tình yêu của Chúa trong ông. Tình yêu của ông cũng giống như tình yêu của Chúa Giê-xu, Ngài đã cầu nguyện cho những người đóng đinh mình.

Đức tin của Ê-tiên đến từ sự tin kính Chúa của ông và đó chính là Chúa Giê-xu. Đó là lý do tại sao trước khi ông chết, ông đã thấy Chúa Giê-xu ở bên tay phải Đức Chúa Trời (Công vụ 7:54)

Mặc dù người Do Thái cáo buộc Ê-tiên nhưng ông vẫn mạnh mẽ trong đức tin của mình và ngập tràn vinh quang của Chúa. Ông đã khiển trách những người cứng cổ và không chịu làm cắt bì trong lòng, ông khiển trách họ rằng họ đã tiếp nhận luật pháp nhưng lại không giữ luật pháp.

Đó là lúc ông thấy Chúa Giê-xu ở bên tay phải Đức Chúa Trời và đang cầu thay cho họ. Điều này chỉ ra rằng Đấng cứu thế của ông vẫn tiếp tục cầu nguyện cho những người này. Mặc dù là họ đang ném đá ông, nhưng ông vẫn tiếp tục cầu nguyện cho những người chống đối ông. Sự vâng phục lời Chúa của ông đã trở thành một hình tượng trong chúng ta.

Vì Chúa Giê-xu đã dạy chúng ta phải yêu kẻ thù và tha thứ cho họ. Đây chính là điều răn của Chúa và chúng ta cần phải làm theo nếu chúng ta thực sự có đức tin.

Chúng ta làm được điều này bởi vì được cảm động bởi tình yêu của Chúa. Đó là lý do tại sao ông Ê-tiên được biết đến là một người với đức tin lớn. Ông giữ đức tin của mình ngay cả khi bị người khác ném đá.

Ngày hôm nay, Chúa Giê-xu vẫn tiếp tục cầu thay cho chúng ta để chúng ta có thể sống trên đất này. Đây chính là ân điển của Chúa và không phải bởi việc lành mình làm mà nhận được ân điển này.

Nếu chúng ta muốn nhận được sự thương xót của Chúa, chúng ta cần phải có đức tin. Đức tin này được thể hiện thông qua việc làm thể hiện sự vâng lời của chúng ta trong danh Chúa.

Như trường hợp của ông Ê-tiên, mặc dù mình bị người khác giết mình nhưng ông vẫn bày tỏ lòng thương của mình với họ. Cũng giống như tình yêu của Chúa Giê-xu khi Ngài cầu nguyện cho những người đang đóng đinh mình.

Chúng ta cũng có thể học hỏi những điều này nếu chúng ta vâng theo lời Chúa. Vì nếu chúng ta có đức tin thì chúng ta có thể vượt qua được những thử thách và khó khăn. Chúng ta sẽ không làm hại những ai bắt bớ mình nhưng ngược lại chúng ta còn cầu nguyện cho họ. Đức tin này sẽ giúp chúng ta chiến thắng thế gian.

Rô-ma 8:34-39 “Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa. Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta. Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? Như có chép rằng: Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày; Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt. Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.”

Ông Phao-lô đã viết rằng Chúa Giê-xu vẫn luôn cầu nguyện thế cho chúng ta. Ông nói rằng không gì có thể tách chúng ta khỏi tình yêu của Chúa. Mặc dù phải trải qua hoạn nạn, bắt bớ những chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần.

Đó là nhờ vào tình yêu của Chúa và đức tin của chúng ta nơi Ngài. Đức tin này sẽ giúp chúng ta chiến thắng thế gian đến cuối cùng. Chúng ta cần phải cầu nguyện với Chúa để đức tin của mình ngày càng mạnh mẽ hơn. Chúng ta hãy cùng nhau học theo những người có đức tin lớn như vậy như Hoạn quan Ê-ti-ô-bi, Ba-na-ba, bà Ly-đi và ông Ê-tiên. Nguyện Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta luôn .

 

» True Jesus Church