HOME :: FACEBOOK SHARE :: EMAIL

Trong Danh Chúa Giê-xu Christ, tôi xin được chia sẻ bài giảng của mục sư Simon Chin với chủ đề là

Sống cho Chúa - Phần 2

Trong Bài trước chúng ta đã nói về lý do tại sao chúng nên sống cho Chúa. Chúng ta đã biết làm thế nào để sống cho Chúa, chúng ta đã so sánh với ông Phao-lô là người đã sống cho Chúa. Ngược lại với Phao-lô là Giu-đa, là người đã không sống cho Chúa.

Từ lúc Phao-lô biết đến Chúa Giê-xu, ông đã không còn sống cho chính mình nữa. Cuộc sống của ông đã thuộc về Chúa. Ông đã nói “tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi” Kể từ khi ân điển của Chúa đến với Phao-lô, ông đã sống một cuộc sống của các tông đồ. Ông đã sống một đời sống của người truyền đạo và thật sự sống cho Chúa Giê-xu và cuối cùng ông cũng đã chết cho Chúa.

Trước khi ông chết, ông đã viết sách 2 Ti-mô-thê. Ông đã nói rằng: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin.” “Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta” Bởi đức tin mà ông đã sống cho Đấng Christ, và ông cũng chết cho Đấng Christ. Ông đã nhận được mão triều thiên của sự công bình. Nhưng ông Giu-đa lại hoàn toàn khác.

Ông Giu-đa đã theo Chúa Giê-xu trong suốt 3 năm nhưng ông lại là người phản bội Chúa. Ông không thể sống cho Chúa và vì thế mà ông mất đi chức vụ danh dự của mình là một tồng đồ. Mặc dù là cuối cùng ông đã hối hận và mang trả lại 30 đồng bạc cho các thầy tế lễ. Số tiền đó chỉ đủ để mua được một mảnh đất dành để chôn ông sau đó.

Ông Giu-đa đã nhận ân điển của Đấng Christ khi Chúa gọi ông là môn đệ của mình. Được theo Chúa trong suốt 3 năm là một ân điển lớn, ông đã thấy rất nhiều điều kỳ diệu. Nhưng ông đã không sống cho Chúa, và vì vậy mà ông bị mất đi ân điển của mình, cuối cùng ông đã treo cổ tự vẫn.

Chúa Giê-xu đã nói rằng sẽ tốt hơn nếu ông không được sinh ra. Vì vào ngày tận thế, ông sẽ đối diện với sự phán xét của Đức Chúa Trời. Ngày hôm nay, mỗi chúng ta cũng đều nhận được ân điển của Chúa vì Chúa Giê-xu đã chết cho tội lỗi của chúng ta. Chúa Giê-xu đã chọn chúng ta và chúng ta có thể tin Ngài & làm báp-tem

Chúng ta phải sống cho Đấng Christ, vì nếu chúng ta không sống cho Ngài, chúng ta chỉ sống cho cuộc sống của riêng mình, thì cuối cùng chúng ta sẽ phạm tội và đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ không có phần trong cuộc sống vĩnh hằng nữa.

Rô-ma 14:7-8: “Vả, chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà sống, cũng chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà chết; vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, và nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy nên chúng ta hoặc sống hoặc chết, đều thuộc về Chúa cả.”

Phao-lô muốn nói về những người tin Chúa và ông viết thư này cho Hội thánh ở La-mã. Ông khuyến khích mọi người hãy sống một cuộc sống cho Đấng Christ. Vì nếu chúng ta sống hay chết là đều cho Chúa. Hôm nay, tôi muốn nói về việc Sống cho Chúa như các thấy tế lễ. Cơ đốc nhân cũng giống như những thầy tế lễ thuộc về Chúa. Chúng ta hãy nói làm thế nào để sống cho Đấng Christ như các thầy tế lễ.

Cơ đốc nhân là thầy tế lễ trong vương quốc của Đức Chúa Trời

Khi Đấng Christ chuộc tội của chúng ta bằng huyết của Ngài, chúng ta đã trở thành Thầy tế lễ trong vương quốc của Ngài.

Khải huyền 1:5-6 “lại từ nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng làm chứng thành tín, sanh đầu nhất từ trong kẻ chết và làm Chúa của các vua trong thế gian! Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta nên nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha Ngài, đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời đời vô cùng! A-men”

Ở đây nói rằng Chúa Giê-xu đã chết và đổ huyết của mình. Ngài đã đến với thế gian này bằng tình yêu của mình, và đã chết trên thập tự giá. Huyết của Ngài để rửa sạch tội lỗi cho chúng ta. Câu 6 nói rằng Ngài làm chúng ta trở nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời . Vì vậy mà chúng ta sẽ là người của Nước của Đức Chúa Trời, là công dân của Nước Thiên đàng. Chúng ta có thể thừa hưởng được vương quốc Thiên đàng, và chúng ta cũng là những thầy tế lễ.

Thầy tế lễ là một nhóm người đặc biệt để phục vụ trong đền thờ. Khi Đức Chúa Trời chọn dân Y-sơ-ra-ên ra, chỉ có chi tộc Lê-vi được giữ chức vụ thầy tế lễ để phục vụ trong đền thờ. Trong tất cả các thầy tế lễ thì chỉ có dòng dõi của A-rôn mới được bước vào Nơi thánh. Họ được vào Nơi thánh để phục vụ Đức Chúa Trời mỗi ngày. Nhiệm vụ của họ đó là xông hương, đổ dầu vào đèn, thay bánh trần thiết trên bàn, và dâng tế lễ trên bàn thờ bằng đồng.

Mỗi ngày họ mang động vật đến đền thờ và thiêu như vật sinh tế cho Đức Chúa Trời. Không ai được làm những công việc này. Chỉ có những thầy tế lễ mới được làm nhiệm vụ này, và họ được biệt nên thánh cho Đức Chúa Trời.

Khi Đức Chúa Trời chọn những con trai của A-rôn làm thầy tế lễ, Môi-se đã xức dầu trên họ. Trước khi họ phục vụ Chúa, họ cũng phải rửa sạch mình, rồi mặc Áo thánh thì họ mới được vào đền để phục vụ Chúa. Một năm một lần, các thầy tế lễ thượng phẩm sẽ vào Nơi rất thánh để làm lễ chuộc tội. Họ sẽ mang huyết vào nơi thánh và rẩy huyết lên cái màn. Rồi sau đó sẽ đổ lển nắp thi ân, để Chúa tha thứ tội lỗi cho họ. Chức vụ của các thầy tế lễ là đáng trân trọng và thánh khiết, không ai có thể làm được công việc này.

Trong Cựu ước, vua Ô-xia là một vị vua giỏi. Khi ông thử làm công việc của thấy tế lễ để đốt hương trong đền thờ, ông đã bị mắc bị phong cho đến chết. Ông là một vị vua tốt và kính sợ Chúa nhưng ông lại bị trừng phạt rất nặng vì ông đã vào đền thờ để làm nhiệm vụ của thầy tế lễ. Qua đây chúng ta cũng có thể thấy được rằng chức vụ của thầy tế lễ là công việc thánh và rất quan trọng.

Thầy tế lễ phải thường xuyên cầu nguyện với Chúa

Ngày hôm nay về thuộc linh chúng ta cũng là những thấy tế lễ bởi ân điển trong huyết của Đấng Christ. Mặc dù chúng ta không cần phải đốt hương và dâng sinh tế. Nhưng về thuộc linh, chúng ta cũng dâng hương, hương đó chính là lời cầu nguyện của chúng ta. Đó là nhiệm vụ của các thầy tế lễ, và nếu chúng ta muốn sống cho Đấng Christ, chúng ta cũng phải làm như vậy.

Thi Thiên 141:2 “Nguyện lời cầu nguyện tôi thấu đến trước mặt Chúa như hương, Nguyện sự giơ tay tôi lên được giống như của lễ buổi chiều!”

Đây là Bài ca của vua Đa-vít, là Vua của dân Y-sơ-ra-ên, ông không phải là thấy tế lễ. Nhưng ông luôn mong muốn được đến đền thờ để được phục vụ và tôn thờ Chúa. Ông muốn lời cầu nguyện của mình cũng giống như hương, nguyện giơ tay lên được giống như vật tế lễ buổi chiều.

Vua Đa-vít đã cầu nguyện với Chúa mỗi ngày theo phong tục của người Y-sơ-ra-ên là 3 lần một ngày. Ông hy vọng rằng lời cầu nguyện của ông sẽ đến với Chúa giống như việc đốt hương. Ông hy vọng rằng tay ông giơ lên cũng giống như vật tế lễ buổi chiều.

Vật tế lễ buổi chiều là lần dâng sinh tế đầu tiên của một ngày. Người dân Y-sơ-ra-ên bắt đầu một ngày từ hoàng hôn, bắt đầu từ buổi tối đến hết buổi tối ngày hôm sau là một ngày. Đó là lý do tại sao mà tối thứ sáu là bắt đầu của ngày Sa-bát. Hôm nay, buổi thờ phượng tối thứ sáu của chúng ta cũng giống như dâng tế lễ buổi tối và chúng ta cầu nguyện với Đức Chúa Trời.

Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta hy vọng rằng lời cầu nguyện của mình sẽ được chấp nhận và làm Chúa vui lòng. Đó là trách nhiệm của chúng ta là những cơ đốc nhân của Chúa. Nếu chúng ta nói rằng chúng ta tin Chúa nhưng lại không cầu nguyện với Chúa vậy tại sao chúng ta lại gọi mình là Cơ đốc nhân?

Có một vài người nghĩ rằng không cần phải cầu nguyện với Chúa Giê-xu. Họ nói rằng “Tôi không bị bệnh, tôi có một công việc tốt và gia đình tôi rất khỏe mạnh” “Tôi không biết là tôi cần phải cầu nguyện về điều gì cả” Họ chỉ cầu nguyện khi họ cần cầu xin Chúa điều gì đó thôi.

Nhưng việc cầu nguyện giống như là một người con trai nói chuyện với cha của mình. Khi chúng ta nói chuyện với gia đình mình, chúng ta không cần thiết phải hẹn và lên lịch khi nói chuyện với họ.

Khi tôi còn nhỏ, tôi thường nói với ba tôi về Elvis Presley, tôi thường bàn luận với ba tôi về việc chơi cầu lông vì cả ba và tôi đều rất thích chơi cầu lông. Nếu bạn thân với cha của mình, bạn có thể nói về bất cứ điều gì. Bạn càng dành thời gian để nói chuyện với ba mình nhiều hơn nữa thì mối quan hệ giữa cha con cũng sẽ ngày càng bền vững hơn nữa, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu thương & sự quan tâm từ ba mình.

Mối tương giao của chúng ta với Chúa cũng thiết lập thông qua lời cầu nguyện của chúng ta với Chúa. Đồng thời thì những hiểu biết trong Kinh Thánh cũng rất quan trọng, việc tham dự Hội thánh cũng quan trọng. Những nếu bạn không cầu nguyện, mối tương giao của bạn với Chúa cũng hời hợt và chỉ mang tính nghi thức. Bạn sẽ không bao giờ cảm nhận được tình yêu thương và sự hiện diện của Chúa được.

Sự quan trọng của Cầu nguyện trong đời sống hàng ngày của chúng ta

Nếu chúng ta thường xuyên cầu nguyện với Chúa, bạn sẽ cảm nhận được sự che chở và hiện diện của Chúa mỗi ngày. Một vài người đã so sánh việc cầu nguyện giống như là thở vậy, chỉ có những người khỏe mạnh mới thở tốt. Một vài người không thể thở tốt nếu không có đủ sức mạnh, giống như khi bạn đến bệnh viện, những người đang bị bệnh không thể thở tốt được. Và cũng giống như vậy nếu việc cầu nguyện của chúng ta thường xuyên thì tinh thần của chúng ta sẽ mạnh mẽ. Đó chính là lúc mà đời sống thuộc linh của chúng ta được mạnh mẽ và điều này quan trọng cho đức tin của chúng ta.

Đồng thời, chúng ta cũng cần phải cầu nguyện cho những người khác là những người chúng ta yêu thương, cầu nguyện cho con cái của mình. Ngay cả khi chúng đã trưởng thành rồi, chúng ta biết rằng nó vẫn cần sự giúp đỡ của Chúa. Chúng ta cần Chúa bảo vệ con cái của mình khỏi những tội lỗi của thế gian này. Chúng ta không thể ở với chúng mỗi ngày, nhưng chúng ta có thể cầu nguyện cho chúng mỗi ngày.

Chúng ta cần phải cầu nguyện cho mọi người trong Hội thánh, vì tất cả mọi người đều cần được cầu nguyện. Đặc biệt là những ai đang ốm đau, đang ở trong thử thách, nghèo khó và đói kém. Chúng ta có những anh chị em ở Myamar, Phi-líp-pin, họ gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta cần phải cầu nguyện cho họ, Có rất nhiều điều chúng ta cần phải cầu nguyện. Nếu chúng ta làm như vậy thì đó là chúng ta đang sống cho Chúa.

Nhiệm vụ của chúng ta đó là phải sống một cuộc sống trong sự cầu nguyện và cầu nguyện cho tất cả mọi người.

1 Ti-mô-thê 2:1-5 “Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người, cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhân đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn. Ấy là một sự lành và đẹp mắt Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật. Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người”

Ông Phao-lô đã khuyến kích Ti-mô-thê cầu nguyện cho tất cả mọi người. Cầu nguyện cho các Vua và những người cầm quyền, rồi ông Phao-lô đã nói về những người La Mã, người Do Thái trong Đế chế La Mã. Những người La Mã không cùng thờ phượng một Đức Chúa Trời giống họ. Nếu Hoàng đế của họ quản trị tốt, họ có thể sống một cuộc sống bình an và yên lành. Thì lúc đó họ có thể thờ phượng Chúa trong sự bình an và tôn kính.

Có những nơi mà Cơ đốc nhân bị bắt bớ và giết. Cơ đốc nhân không thể đi truyền đạo, và thậm chí để thực hiện những buổi thờ phượng bình thường như những Hội thánh khác cũng rất khó khăn. Chúng ta cầu nguyện xin Chúa để chúng ta được tiếp tục thờ phượng và truyền giảng cho nhiều người chưa biết đến Ngài để nhiều linh hồn được cứu rỗi hơn nữa. Chúng ta biết rằng đây cũng là ý muốn của Chúa đó là cứu rỗi nhân loại. Vậy nên chúng ta cần phải cầu nguyện để phúc âm được đến với nhiều người hơn nữa.

Chúng ta cũng có rất nhiều lời làm chứng của những người đang cầu nguyện cho gia đình chưa tin Chúa của mình. Cha mẹ cầu nguyện cho con của mình và cuối cùng con của họ đã đến để biết Chúa. Con cái cầu nguyện cho cha mẹ chưa tin Chúa. Thậm chí họ có lòng cứng rắn nhưng Chúa vẫn mở trái tim của họ. Đó là cách chúng ta có thể làm, chúng ta cần cầu nguyện cho gia đình mình và đó cũng là điều mà chúng ta phải làm.

Cầu nguyện là điều rất quan trọng và chúng ta cần phải cầu nguyện mỗi ngày.

Điều thứ hai đó là Thầy tế lễ phải là Đá sống trong ngôi nhà của Chúa

1 Phi-e-rơ 2:5: “và anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thiêng liêng, làm chức tế lễ thánh, đặng dâng của tế lễ thiêng liêng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ mà đẹp ý Đức Chúa Trời.”

Ông Phi-e-rơ gọi chúng ta là Đá sống, hòn đá với sự sống của Chúa trong chúng ta. Chúng ta cần phải đến cùng nhau để trở thành một phần trong ngôi nhà này của Chúa. Khi tất cả mọi người cùng đến với nhau, Hội thánh là một ngôi nhà thuộc linh. Khi chúng ta cùng nhau phục vụ Chúa, chúng ta trở thành những thầy tế lễ. Vậy nên chúng ta phải trở nên thánh khiết và dâng hiến cho Ngài. Chúng ta không được để thế giới thay đổi và làm hư mất chúng ta.

Đó là ý nghĩa của việc có một cuộc sống thuộc linh mạnh mẽ. Chúng ta cần phải để qua một bên tất cả những thứ vật chất thuộc về thế gian này để mặc lấy Đấng Christ, để có sự thánh khiết và công chính của Chúa. Chỉ như vậy thì công việc phục vụ của chúng ta sẽ được Chúa chấp thuận và vui lòng. Việc thờ phượng của chúng ta phải thánh khiết và không mang tính vật chất. Ngày nay, có rất nhiều Hội thánh hát những bài thánh ca giống như là những bài nhạc pop. Buổi thờ phượng của họ giống như là một màn trình diễn hay là một buổi hòa nhạc. Đây không phải là thờ phượng Chúa.

Bồi dưỡng thuộc linh là việc bỏ đi những ham muốn xác thịt. Đó là mặc lấy sự thánh khiết của Chúa, được tạo dựng trong sự công chính của Chúa. Điều này phải được thực hiện cùng với việc đọc Kinh Thánh và cầu nguyện mỗi ngày. Vì Kinh Thánh chính là lời của Chúa và đó chính là lẽ thật. Khi chúng ta đọc Kinh Thánh cũng giống như là khi nhìn vào gương và biết rằng có những chỗ chưa sạch. Để chúng ta tự chùi rửa và trở thành một thầy tế lễ được Chúa chập nhận.

Thầy tế lễ phải dâng sinh tế cho Chúa

Vai trò thứ ba của những thầy tế lễ đó là dâng sinh tế cho Chúa. Vật sinh tế phải không có tì vết, chúng ta không được dâng những thứ mà chúng ta đã bỏ đi cho Chúa. Chúng ta có thể nghĩ rằng đó là tôn trọng Chúa nhưng thật ra đó là điều bất kính. Đó thật sự là hành động coi thường danh Chúa.

1 Sa-mu-ên 15:17-21: Ông Sa-mu-ên đang quở trách Vua Sau-lơ, là vị vua đầu tiên của Y-sơ-ra-ên. Khi ông vừa mới được xức dầu, ông là một người thành tín với Chúa. Nhưng sau đó trong cuộc đời còn lại của mình thì ông lại chống nghịch Chúa.

Trong 1 Sa-mu-ên 15: Ông đã bất tuân với Chúa khi Chúa kêu ông phải hủy diệt dân A-ma-léc. Chúa nói ông phải hủy diệt tất cả mọi thứ của họ nhưng ông đã không vâng lời. Ông đã giữ lại Vua A-ga và ông đã để cho mọi người cướp chiên và bò. Ông nói rằng có thể dùng nó để dâng sinh tế cho Chúa, Nhưng Sa-mu-ên đã quở trách ông.

1 Sa-mu-ên 15:22 “Sa-mu-ên nói: Đức Giê-hô-va há đẹp lòng của lễ thiêu và của lễ thù ân bằng sự vâng theo lời phán của Ngài ư? Vả, sự vâng lời tốt hơn của tế lễ; sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực;”

Sau-lơ làm những điều này là chống lại mạng lệnh của Chúa.

Việc dâng tế lễ như vậy là không chấp nhận được vì thể hiện sự không tôn trọng Chúa. Vua Sau-lơ đã từ bỏ lời Chúa và vì vậy mà Chúa đã không cho ông làm Vua nữa.

Ngày hôm nay, chúng ta cần lời của Chúa, lời của Ngài là ánh sáng để chúng ta biết được ý muốn của Ngài. Nếu chúng ta là những thầy tế lễ phục vụ Chúa, chúng ta phải có kiến thức đó chính là lời của Chúa. Vì nếu chúng ta từ bỏ lẽ thật thì việc phục vụ của chúng ta sẽ có không hoàn toàn và làm Chúa nổi giận.

Đôi khi con người chúng ta thường tìm kiếm những lời bào chữa cho việc không biết lời Chúa. Chúng ta không dành thời gian để đọc lời của Chúa và tìm kiếm lẽ thật. Chúng ta tự an ủi chính mình rằng miễn sao chúng ta đến nhà thờ thì Chúa đã vui lòng rồi. Và chúng ta không biết rằng chúng ta đang làm Chúa nổi giận.

Đó là lý do tại sao mà ông Ê-sai đã viết trong Ê-sai 29:13 “Chúa có phán rằng: Vì dân nầy chỉ lấy miệng tới gần ta, lấy môi miếng tôn ta, mà lòng chúng nó thì cách xa ta lắm; sự chúng nó kính sợ ta chẳng qua là điều răn của loài người, bởi loài người dạy cho”

Có một hiện tượng xảy ra cho những ai đến tôn thờ Chúa. Họ tôn thờ Chúa bằng môi miệng của mình, nhưng tấm lòng của họ thì xa rời Ngài.

Vì sự kính sợ Chúa của họ đến bởi mệnh lệnh của con người. Nhưng nhiều mệnh lệnh của con người thì có nhiều thiếu hụt so với điều răn của Chúa. Vì con người có giới hạn của mình, nếu không có sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh thì họ không thể biết được lời của Chúa.

Có rất nhiều người giảng dạy lời Chúa cũng như vậy, và rất nhiều người thích được học hỏi từ những người đó. Nhưng những gì họ dạy là để sống trên thế giới này và họ không nói về Vương quốc của Chúa. Thậm chí có thể họ cũng nói về việc tôn thờ Chúa như thế nào và làm thế nào để theo Ngài. Nếu như chúng ta chỉ nghe theo lời của những người này mà không chú trọng đến lời của Chúa thì chúng ta cũng sẽ không thể đến gần Chúa được.

Hiểu lời của Chúa.

Ê-sai 29:11 “Vậy nên mọi sự hiện thấy đối với các ngươi đã nên như lời của quyển sách đóng ấn, đưa cho người biết đọc, mà rằng: Xin đọc sách nầy! thì nó trả lời rằng: Tôi không đọc được, vì sách nầy có đóng ấn;”

Ở đây nói về những người không biết đọc lời Chúa vì sách có đóng ấn. Họ cảm thấy rằng lời của Chúa quá sâu và họ không thể nào hiểu được. Họ đã không dùng hết lòng và hết trí để nhờ Đấng Thánh Linh hướng dẫn. Và kết quả là, tất cả những lời của Chúa sẽ mãi mãi bị đóng ấn.

Thậm chí có nhiều người cảm thấy rằng để dễ ngủ nhất là đọc Kinh Thánh. Họ có thể xem phim 2 -3 tiếng mỗi đêm. Nhưng họ chỉ cần 5 phút đọc Kinh Thánh là đã có thể ngủ được rồi. Việc đọc Kinh Thánh như vậy sẽ không giúp ích cho chúng ta và chúng ta sẽ không thể nào hiểu được lời của Chúa.

Ê-sai 29:12: “hoặc đưa cho người không biết đọc, mà rằng: Xin đọc sách nầy! thì nói rằng: Tôi không biết đọc.” Ở đây nói về một nhóm người không biết đọc. Ở đây không phải đề cập đến những người không biết một ngôn ngữ mà muốn nói về những người không hiểu về lời Chúa. Họ không biết ý nghĩa lời Chúa và không thể cảm nhận được tình yêu của Chúa. Thậm chí ngay cả khi họ đọc Kinh thánh, họ cũng không thể hiểu được những lời màu nhiệm của Chúa. Họ càng đọc nhiều thì họ lại càng nghi ngờ về lời của Chúa hơn nữa.

Có một truyền đạo đã chia sẻ rằng khi ông đi thăm viếng một người phụ nữ tại Sydney. Bà ấy là một bác sĩ và đã nghỉ hưu, sống tại Sydney. Đã có rất nhiều người cố gắng đến chia sẻ phúc âm với bà, và một ngày kia thì bà đã chia sẻ với truyền đạo đó, bà nói “Tôi không thể hiểu ông đang nói gì, Thậm chí là ông có thể mở hết trang này đến trang kia, nhưng tôi cảm thấy là không có mở đầu hay kết thúc gì cả, tôi thà đọc một cuốn truyện, ít ra thì tôi sẽ hiểu được cuốn truyện nói gì, tôi không hiểu tại sao đức tin ông lại mạnh như vậy. Tại sao Ông có thể dẫn ra từ Cựu ước và qua Tân ước rồi gom tất cả mọi thứ lại để hình thành niềm tin cho mình”

Những người này không thể thấy được Chúa sau những lời trong Kinh Thánh. Có thể họ là những người có học thức cao, thành công trong cuộc sống nhưng họ lại không biết lời Chúa. Nếu chúng ta tiếp tục thờ phượng Ngài như vậy thì chắc chắn rằng Ngài sẽ không hài lòng. Chúa nhìn thấy tấm lòng của chúng ta khi chúng ta học lời Ngài. Nếu chúng ta có tấm lòng tìm kiếm Ngài, Ngài sẽ mở tấm lòng của chúng ta để chúng ta có thể hiểu được. Rồi chúng ta sẽ cảm nhận được lời của Ngài ngọt như mật ong và rất tuyệt vời. Bạn càng đọc lời của Chúa nhiều thì bạn sẽ cảm thấy Chúa rất tuyệt vời.

Lời của Chúa cũng dạy cho chúng ta biết kính sợ Ngài. Và rồi thì sự thờ phượng của chúng ta sẽ ngày càng tin kính. Đó là cách làm thế nào chúng ta trở nên thánh khiết. Có kiến thức về Chúa sẽ giúp chúng ta biết được Ngài nhiều hơn. Chúng ta sẽ có thể tôn thờ Chúa trong Thánh Linh & Lẽ thật. Chúng ta sẽ có thể sẵn lòng & vui mừng phục vụ Chúa.

Ô-sê 4:6 “Dân ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết. Bởi ngươi bỏ sự thông biết thì ta cũng bỏ ngươi, đặng ngươi không làm thầy tế lễ cho ta nữa; bởi ngươi đã quên luật pháp của Đức Chúa Trời mình, thì ta cũng sẽ quên con cái ngươi.”

Ô-sê nói về dân Y-sơ-ra-ên thờ cúng thần tượng. Đó là vào khoảng thời gian mà họ thiếu hiểu biết về lời Chúa. Vì họ đã từ bỏ lời Chúa và vì vậy mà Chúa đã từ bỏ họ. Chúa đã không cho họ trở thành thầy tế lễ vì họ đã quên luật pháp của Chúa. Vì họ quên đi luật pháp của Chúa nên Chúa cũng quên họ. Trong khoảng thời gian đó, vương quốc Y-sơ-ra-ên đã chống nghịch lại Chúa. Họ đã làm nhiều điều làm Chúa không hài lòng.

Và thậm chí là của dâng mà họ dâng lên cho Chúa cũng có tì vết. Đó là bởi vì họ thiếu lời Chúa. Vì vậy mà Chúa đã từ bỏ họ và họ đã gặp nhiều hoạn nạn. Họ đã bị giam cầm trong vùng đất của kẻ thù cho đến khi họ thật sự ăn năn.

Ngày hôm nay nếu chúng ta từ bỏ lời Chúa, Chúa cũng không cho chúng ta trở thành thầy tế lễ. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục nhận ân điển của Ngài, Đức Thánh Linh vẫn ở trong chúng ta, lẽ thật của Chúa vẫn ở trong chúng ta. Chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm lời Chúa, sự thờ phượng của chúng ta phải thiêng liêng và thánh khiết. Vì điều này sẽ làm Chúa vui lòng.

Và như vậy sẽ làm cho đời sống đức tin của chúng ta tiếp tục mãnh mẽ và chúng ta có thể tiếp tục sống đời sống cho Chúa. Và rồi chúng ta sẽ tiếp tục nhận phước lành của Chúa, sự bình an của Chúa sẽ tiếp tục ở cùng với chúng ta. Chúa sẽ tiếp tục ở cùng với chúng ta. Và chúng ta sẽ nắm chặt được lời hứa của Chúa cho chúng ta về sự sống vĩnh hằng.

 

» True Jesus Church