HOME :: FACEBOOK SHARE :: EMAIL

Trong Danh Chúa Giê-xu Christ, tôi xin được chia sẻ bài giảng của mục sư Chin với chủ đề là

Báp-tem (Lễ rửa tội)

Lễ báp-tem là một thánh lễ quan trọng trong Hội thánh bởi vì nó liên quan đến sự cứu rỗi của linh hồn chúng ta. Tuy nhiên, có nhiều người lại không cho rằng báp-tem có liên quan đến sự cứu rỗi. Họ tin rằng sự cứu rỗi là thông qua việc tin nhận vào Chúa Giê-xu Christ và vì vậy mà sự cứu rỗi liên quan đến đức tin của mỗi người và không liên quan gì đến việc làm Báp-tem cả. Họ đã bảo vệ quan điểm đó vì những lời của Phao-lô được viết trong sách Rôma 10:9-10.

Rôma 10:9-10 – “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.”

Phao-lô nói đúng trong trường hợp rằng những người tin Chúa thật sự bằng tấm lòng mình thì họ sẽ được cứu. Câu hỏi ở đây là làm thế nào để chúng ta tin Chúa Giê-xu. Có một người quản ngục đã hỏi Phao-lô rằng ông ấy nên làm điều gì để có thể được cứu rỗi và Phao-lô đã nói với ông ấy rõ ràng rằng Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà ngươi đều sẽ được cứu rỗi. Tuy nhiên, Phao-lô không chỉ dừng lại ở đó, ông còn nói với họ rằng họ cần phải làm báp-tem và ông đã làm báp-tem cho cả gia đình người quản ngục (Điều này được ghi chép rất rõ trong sách Công vụ các sứ đồ 16). Tai sao sau khi tin Chúa Giê-xu rồi chúng ta vẫn phải làm báp-tem? Đó là để những người làm báp-tem sẽ trở thành môn đệ của Chúa Giê-xu.

Ma-thi-ơ 28:19-20 – “Quả thật, ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ. Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ.”

Báp-tem là sự hướng dẫn của chính Chúa Giê-xu, và Phao-lô đã tuân theo hướng dẫn của Ngài để báp-tem cho những ai tin vào Chúa Giê-xu và họ có thể trở thành môn đệ của Chúa Giê-xu. Nếu một người tin vào Chúa Giê-xu thì người đó phải tiếp nhận lễ báp-tem.

Tại sao lễ báp-tem lại liên quan đến sự cứu rỗi của con người? Thông qua báp-tem, tội lỗi của chúng ta sẽ được rửa sạch. Trong sách Công vụ 22:16 ghi lại việc Chúa Giê-xu đã chọn Phao-lô và xuất hiện trước mặt ông. Lời làm chứng trong sự việc đó rằng đột nhiên Phao-lô lại bị mù. Sau đó, An-na-nia đã được Chúa sai đến để chữa lành mắt cho ông thông qua lời cầu nguyện của mình. Quả thật Phao-lô đã yêu mến Chúa. Và chính Chúa đã chọn ông. Chính ông đã được trải nghiệm với Chúa và ông đã thấy một khải tượng. Sự kiện này là một lời làm chứng rằng chính Phao-lô là người được cứu. Nhưng sự cứu của ông có phải từ những lời làm chứng đó không? Những lời làm chứng này không có nghĩa rằng tội lỗi của ông đã được rửa sạch và ông được chọn lựa để được cứu rỗi. Mặc dù một người thấy được phép màu và những khải tượng từ Chúa, nhưng mà nếu họ vẫn chưa làm báp-tem thì linh hồn họ cũng không thể được cứu. Chúa Giê-xu không những đã gửi An-na-nia để chữa lành mắt cho Phao-lô mà Ngài còn làm báp-tem cho ông nữa. Vì vậy trong câu 16 đã chép rằng “Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép báp-tem và làm sạch tội lỗi mình đi.” Báp-tem và sự cứu rỗi có mối quan hệ mật thiết với nhau vì báp-tem là để rữa sạch tội lỗi của chúng ta.

Một vài người cho rằng Tội lỗi của con người có thể được rửa sạch chỉ bằng việc thú tội và ăn năn tội lỗi mình mà không cần làm báp-tem. Họ đã tự giải thích rằng nếu họ làm báp-tem mà tấm lòng họ không thật sự ăn năn tội lỗi thì việc báp-tem cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.

Họ đã tranh cãi rằng điều quan trọng hơn cả đó là phải có tấm lòng thật sự ăn năn – Họ cũng chỉ ra trong sách Công vụ 3:19. Câu gốc này để biện hộ cho tranh cãi của họ rằng một người chỉ cần ăn năn tội lỗi mình và không nhất thiết phải làm báp-tem để rửa sạch tội lỗi.

Họ còn dẩn dụ một ví dụ khác về người ăn cắp trên cây thập tự giá. Vì lúc đó, ông ấy không được làm báp-tem, vậy thì ông ấy có được cứu không? Chúng ta biết rằng người ăn cắp đó đã được cứu vì ông ấy đã nhận biết tội lỗi của mình và cầu xin Chúa Giê-xu tha thứ tội lỗi cho mình. Chúa Giê-xu đã tuyên bố rằng ông ấy sẽ được lên Thiên đường với Ngài. Sự tranh cãi ở đây đó rằng tội lỗi sẽ được tha thứ chỉ cần ăn năn là đủ. Thật ra thì tội lỗi của người ăn cắp đó được tha thứ khi ông ấy ăn năn tội lỗi mình. Nhưng đây là một trường hợp ngoại lệ - vì lúc đó người ăn cắp đó không còn một cơ hội nào khác để tiếp nhận lễ báp-tem nữa cả trước khi ông bị đóng đinh trên cây thập tự với Chúa Giê-xu. Chứ đó không phải là do ông không thích được làm báp-tem.

Nếu việc ăn năn tội lỗi là đủ cho sự cứu rỗi rồi thì tại sao Chúa Giê-xu lại nhấn mạnh việc báp-tem cho những ai tin Ngài để họ có thể trở thành môn đệ của Chúa? Trong sách Công vụ 2:37-38, Phi-e-rơ đã nói rõ với họ rằng “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-tem, để được tha tội mình….” Ăn năn và Báp-tem là 2 điều cần thiết để tội lỗi được cứu rỗi. Ở đây, những môn đồ của Chúa đã đưa ra một ví dụ rõ rằng Tội lỗi sẽ được tha thứ vào thời điểm làm báp-tem chứ không phải thời điểm ăn năn tội. Sự thú tội và ăn năn tội lỗi mình phải đồng hành với việc làm báp-tem để hoàn thành bước đầu tiên trong đời sống đức tin của chúng ta.

Trong sách Rô-ma 6:3-4, Phao-lô đã giải thích rõ hơn việc làm báp-tem có ý nghĩa như thế nào. Trong lúc làm báp-tem, toàn cơ thể của chúng ta sẽ chìm ngập dưới nước, điều này giống như là sự chôn. Tội lỗi của chúng ta đã chết. Và những tội lỗi trong quá khứ của chúng ta sẽ bị chôn đi với Chúa. Khi chúng ta được trổi lên khỏi nước, chúng ta đã trở thành một con người mới bởi vì tội lỗi của chúng ta đã được rửa sạch, chúng ta đã được thoát khỏi tội lỗi và tội lỗi của chúng ta đã bị chôn. Điều này cũng củng cố thêm những gì Phao-lô đã giải thích trước đây rằng Tội lỗi được tha thứ vào thời điểm làm báp-tem chứ không phải vào thời điểm ăn năn tội lỗi.

Chúng ta phải hiểu lý do tại sao tội lỗi lại được tha thứ vào thời điểm làm báp-tem? Đó là bởi vì huyết quý báu của Chúa Giê-xu ở trong nước trong lúc làm báp-tem. Huyết của Chúa sẽ rửa sạch tội lỗi của những ai đang được làm báp-tem. Ê-phê-sô 1:7 chép rằng chúng ta có sự cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài. Làm thế nào để chúng ta có thể nhận được huyết của Đấng Christ cho sự cứu chuộc tội lỗi của chúng ta? Đầu tiên, đó là thông qua đức tin của chúng ta, chúng ta tin rằng Chúa Giê-xu đã chết trên cây thập tự vì tội lỗi của mình. Huyết của Ngài đã tuôn chảy để tội lỗi của chúng ta được rửa sạch. Chúng ta tin vào điều này, và bởi đức tin chúng ta tin rằng huyết của Chúa Giê-xu rửa sạch tội lỗi của chúng ta. Nhiều người tin Chúa hiểu được điều này và điều này là đúng. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ. Vì không phải chỉ đơn thuần bởi đức tin, chúng ta vẫn phải làm báp-tem để huyết của Chúa Giê-xu rửa sạch tội lỗi của chúng ta. Và điều căn bản cho niềm tin này từ đâu?

I Giăng 5:5-7 nói rằng không chỉ bởi đức tin nhưng cũng “bởi nước”. Nhưng không chỉ “bởi nước” mà còn “bởi huyết”. Đức tin liên quan đến trái tim, đến tấm lòng của chúng ta, Nhưng “bởi nước” và “bởi huyết” là muốn nói đến điều gì? Và thời điểm nào “nước và huyết” được đề cập đến trong Hội thánh? Đó là lúc làm báp-tem. Trong lúc làm báp-tem, không những chỉ có nước mà còn có huyết quý báu của Chúa Giê-xu ở trong nước nữa. Đây là lẽ thật vì ấy là Đức Thánh Linh đã làm chứng. Đấng Thánh Linh là lẽ thật. Làm chứng rằng điều đó là lẽ thật, là có thật. Hội thánh của chúng ta có Đấng Thánh Linh ở cùng nên trong lúc cử hành lễ báp-tem, có sự ở cùng của Đấng Thánh Linh trong nước và vì vậy mà huyết quý báu của Chúa cũng ở trong nước. Đây là hiệu quả của việc làm báp-tem để rửa sạch tội lỗi và tội lỗi được tha thứ trong lúc làm báp-tem. Đó là lý do tại sao chúng ta mạnh mẽ bảo vệ việc thực hiện lễ báp-tem và Chúa Giê-xu cũng đã hướng dẫn các môn đồ của Ngài đi làm báp-tem cho những ai tin nhận Chúa. Việc làm báp-tem để rửa sạch tội lỗi là một giáo huấn căn bản mà Hội thánh Giê-xu thật tuân theo. Đây cũng là lý do để chứng mình rằng niềm tin về Hội thánh của chúng ta tuân theo đúng lẽ thật và vì vậy mà Hội thánh sẽ được cứu rỗi. Đây chính là những điều mà chúng ta làm và làm thế nào để chứng minh được rằng chúng ta tin vào đúng lẽ thật?

Có rất nhiều lời làm chứng của các thành viên trong Hội thánh cũng như những người đến tham dự buổi lễ báp-tem, nhiều người đã thấy được cảnh nước biến thành huyết trong lúc thực hiện nghi lễ báp-tem. Một người truyền giảng ở Hội thánh Giê-xu thật tại Đức cũng chia sẻ một lời làm chứng tương tự như vậy trong lúc ông đang làm việc tại Kenya. Có một người giáo viên ở trường học Thiên Chúa Giáo 50 tuổi là người được cho rằng có trình độ học vấn cao nhất làng, sau khi chấp nhận lời giáo huấn của việc làm báp-tem bằng nước được truyền giảng của Hội thánh đó, bà ấy đã chuyển sang Hội thánh Báp-tít, và bà ấy tin rằng phải làm báp-tem bằng cách là nguyên người phải ở trong nước. Sau đó, khi bà ấy được nghe về giáo huấn của việc nói tiếng lạ được truyền giảng bởi Hội thánh Ngũ Tuần, bà lại một lần nữa chuyển sang Hội thánh Ngũ tuần. Cuối cùng khi bà đến với Hội thánh Giê-xu thật, bà nhận ra rằng Hội thánh chúng ta đã tuân theo hoàn toàn với những gì Kinh thánh dạy như là phải giữ ngày Sa-bát, làm Báp-tem và nhận lãnh Thánh Linh. Một lần nữa bà đã quyết định được làm báp-tem lần cuối tại Hội Thánh Giê-xu thật.

Có 70 người tham dự buổi lễ báp-tem đó. Khi đến lượt bà và bà được nhấn chìm trong nước, người làm báp-tem cho bà là Mục sư Ko, lúc đó ông không thể nào kéo bà ra khỏi nước được giống như là cơ thể bà đang bị liệt tạm thời vậy. Mặc dù ông cố gắng để kéo bà lên nhưng ông không thể. Cuối cùng với sự giúp đỡ của 4 người đàn ông thì họ mới có thể đưa bà vào bên trong bờ biển được.

Mục sư Ko cảm thấy khó hiểu sau khi chuyện đó xảy ra bởi vì trong Hội thánh của chúng ta, có rất nhiều lời làm chứng về những trải nghiệm của họ trong lúc làm báp-tem. Có một vài người không thể đi được, và sau khi làm báp-tem họ đã có thể đi được bình thường. Tại sao trong trường hợp này lại ngược lại? Chuyện gì đã xảy ra? Ông không thể giải thích được chuyện gì đang xảy ra nhưng ông vẫn tiếp tục thực hiện việc làm báp-tem tiếp cho những người còn lại.

Sau khi những người còn lại đã được làm báp-tem xong thì bà ấy đã hồi phục trở lại và tay chân đã có thể chuyển động lại và có thể nói chuyện được. Rồi sau đó họ quay trở về Nhà thờ để tiếp tục thực hiện Lễ rửa chân và Tiệc thánh. Trong suốt lúc cầu nguyện để nhận lãnh Thánh Linh, bà ấy đã khóc rất nhiều và xin Chúa cho bà được làm chứng. Trong lời làm chứng của bà, bà đã thú nhận và ăn năn tội lỗi của mình trước mặt mọi người. Bà đã nói với Hội thánh rằng lúc bà quỳ xuống ở dưới nước, bà đã nghi ngờ về hiệu quả của việc làm báp-tem và sự tha thứ tội lỗi. Vào thời điểm bà nghe Mục sư nói rằng “Trong danh Chúa Giê-xu Christ, tội lỗi con đã được rửa sạch”, bà đã mở mắt và nhìn thấy nước xung quanh đã chuyển thành huyết. Vào lúc đó thì Mục sư không chú ý rằng bà đã thấy hình ảnh đó. Sau đó thì mục sư đã nhấn đầu và toàn cơ thể bà xuống nước. Bà vẫn thấy xung quanh toàn màu đỏ khi bà hoàn toàn ngập trong nước. Bà cảm thấy rất sợ hãi và trong lúc bị sốc như vậy, bà đã không thể nào di chuyển hoặc nói được. Từ từ sau đó thì bà mới trở lại bình thường được. Không phải là bà mất đi cảm giác của mình nhưng bà đang bị sốc. Qua trải nghiệm của bà, bà thật sự tin rằng huyết của Chúa Giê-xu ở trong nước báp-tem và Ngài có quyền năng để tha thứ tội lỗi của chúng ta. Hội thánh Giê-xu thật quả thật là Hội thánh được cứu rỗi.

Trong lúc báp-tem, cả nước và huyết của Chúa Giê-xu đều hiện diện ở đó để rửa sạch tội lỗi. Và với sự ở cùng của Đức Thánh Linh mà nước đã chuyển thành huyết để rửa sạch tội lỗi của chúng ta. Đây không phải chỉ là một nghi thức để gia nhập một thành viên mới vào Hội thánh nhưng đây là một thánh lễ quan trọng để tội lỗi được tha thứ. Nếu không có sức mạnh để tha thứ tội lỗi, thì làm thế nào chúng ta có thể được cứu rỗi thông qua việc làm báp-tem? Vì báp-tem là một thánh lễ quan trọng, chúng ta không nên tùy tiện thực hiện nhưng phải theo đúng sự hướng dẫn của Chúa đã được ghi chép lại trong Kinh Thánh. Có 3 điều quan trọng khi thực hiện lễ báp-tem như sau:

1. Trong danh Chúa Giê-xu Christ (Ma-thi-ơ 28:19)

Một vài Hội thánh làm báp-tem trong danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh chứ không phải trong danh Chúa Giê-xu Christ. Tuy nhiên, hầu hết những ghi chép trong Kinh thánh thì những môn đồ của Chúa đã thực hiện làm báp-tem trong danh Chúa Giê-xu Christ. Không có ghi chép nào ghi lại rằng môn đồ của Chúa đã làm báp-tem trong dánh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh cả. Những ghi chép chứng minh cho việc này được ghi chép rõ trong sách Công vụ 2:38, 8:16, 10:48, 19:5. Ở đây đều chỉ ra rằng những môn đồ đã làm báp-tem trong danh Chúa Giê-xu Christ. Những môn đồ này có phải đã không vâng theo lời Chúa chăng? Không. Họ đã biết được rằng tên của Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh chỉ có một tên. Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh trong bản Kinh thánh nguyên bản liên quan đến 1 người, không phải là 3 người. Chỉ có một tên đó là Giê-xu Christ. Trong sách Giăng 17:12, tên của Đức Cha cũng chính là tên của Con, được viết rất rõ trong bản dịch bằng tiếng Anh và tiếng Nhật. Trong bản tiêng Việt được viết rằng “xin gìn giữ họ trong danh Cha, là danh Cha đã ban cho Con” Danh được ban cho Chúa Giê-xu cũng chính là danh của Đức Cha – đây chính là những lời được nói ra từ Chúa Giê-xu Christ. Vì vậy danh của Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh chính là Giê-xu Christ và vì vậy mà tất cả các môn đồ đã làm báp-tem cho những người tin Chúa trong danh Chúa Giê-xu Christ và chưa bao giờ làm báp-tem và chỉ nói rằng Trong danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Tại Hội thánh Giê-xu thật, chúng ta đã theo đúng với những ghi chép được viết trong Kinh Thánh để làm báp-tem cho những ai người tin Chúa trong danh Chúa Giê-xu Christ.

2. Cả cơ thể phải chìm ngập trong nước hằng sống

* Nước sống: nghĩa là nước chảy từ những nguồn tự nhiên (như sông, hồ, thác, biển…)

Trong ngôn ngữ gốc thì Báp-tem có nghĩa là ngập trong nước. Có một người tin Chúa từ Nhà thờ Thiên Chúa Giáo phương tây đã từng được làm báp-tem bằng cách là rẩy nước, và ông ấy đã hỏi Nhà thờ Orthodox phương Tây rằng tại sao Nhà thờ ông lại làm báp-tem bằng cách nhận chìm xuống nước thay vì rảy nước như nhà thờ chúng tôi. Và những người ở nhà thờ Orthodox đã trả lời rằng khi đọc trong Kinh Thánh bản gốc bằng tiếng Hy Lạp, và trong bản gốc đó thì báp-tem có nghĩa là phải ngập chìm trong nước chứ không thể rẩy nước như vậy được. Khi Chúa Giê-xu chịu phép báp-tem, Ngài đã chìm ngập trong nước. Trong sách Ma-thi-ơ 3:16 nói rằng vừa khi chịu phép báp-tem rồi, Đức Chúa Giê-xu ra khỏi nước, điều này chỉ ra rằng Ngài đã hoàn toàn ở trong nước trong lúc báp-tem. Tương tự như vậy, Phi-líp cũng làm báp-tem cho hoạn quan Ê-thi-ô-bi giống vậy. Trong sách Công vụ 8:38-39, đã miêu tả rõ rằng cả Phi-lip và hoạn quan đều xuống nước (được viết trong câu 38) và cả hai đều từ dưới nước lên (được viết trong câu 39). Vào năm 1923, một Hoàng từ người Ê-thi-ô-bi đã đến nước Mỹ để chia sẻ lời làm chứng của ông, Hội thánh của ông đã không thay đổi cách thức thực hiện lễ báp-tem của họ và lời dạy được Phi-lip truyền giảng từ thời của các tông đồ của Chúa. Họ thực hiện báp-tem bằng cách nhận cả cơ thể chìm ngập dưới nước và họ cũng tuân giữ ngày Sa-bát vào ngày Thứ bảy và thờ phượng Chúa vào ngày đó.

3. Đầu cuối xuống và mặt hướng xuống nước.

Có một Hội thánh ở Phi Châu, Congo đã gọi Hội thánh đó là Hội thánh của Chúa Giê-xu Christ, ở đó họ thực hiện lễ báp-tem gần giống với Hội thánh Giê-xu thật. Họ cũng làm báp-tem trong danh Chúa Giê-xu Christ, cả cơ thể cũng ngập trong nước sống. Tuy nhiên, khi cơ thể được nhận xuống nước thì mặt họ lại ngửa lên trên. Và những người ở Hội thánh đó đã thảo luận với những người truyền giảng trong Hội thánh của chúng ta sau khi biết được rằng những gì họ làm theo không có bằng chứng trong Kinh thánh để chứng minh cho cách họ đang thực hiện báp-tem. Có một lý do duy nhất để họ có thể chứng mình đó là là khi Chúa Giê-xu chết, Ngài đã được chôn với mặt ngửa lên và vì vậy mà họ đã thực hiện báp-tem giống với cách được chôn. Tuy nhiên, trong sách Rô-ma 6:3-5, giải thích 2 điều quan trọng của báp-tem. Được miêu tả bằng 2 hai động sau:

a. Cả cơ thể ngập trong nước có nghĩa rằng chúng ta được chôn với Chúa Giê-xu trong khi được làm báp-tem. Khi chúng ta trở ra khỏi mặt nước, chúng ta sẽ trở thành người mới.

b. Trong khi lám báp-tem, đầu của chúng ta phải cuối xuống có nghĩa rằng chúng ta đồng chết với Chúa Giê-xu. Chúng ta chỉ thường nhấn mạnh rằng trong khi làm báp-tem thì chúng ta đồng chôn với Chúa Giê-xu và khi chúng ta ra khỏi nước thì chúng ta sẽ trở thành một người mới (được viết trong câu 3,4). Phao-lô đã tiếp tục nhấn mạnh trong câu 5 rằng “Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài, thì chúng ta cũng sẽ làm một cùng Ngài bởi sự sống lại giống nhau”. Giống như sự chết của Ngài là sao? Trong Giăng 19:30 miêu tả khi Ngài chết rằng “Ngài gục đầu mà trút linh hồn” Chúng ta không đồng với Chúa trong sự chôn của Ngài với mặt ngửa lên trên, nhưng chúng ta đồng với Chúa trong sự chết của Ngài. Vì vậy trong lúc làm báp-tem, đầu của chúng ta cuối xuống. Đây cũng là một thái độ đúng của một tội nhân khi ăn năn.

Cách thực hiện lễ báp-tem như trên là theo đúng với những gì Kinh Thánh dạy. Cơ thể chìm ngập trong nước và đầu cuối xuống. Với những giải thích theo Thánh Kinh như vậy, Hội thánh của Chúa Giê xu Christ ở Congo đã hiểu và tiếp nhận, họ đã thay đổi cách thực hiện báp-tem giống như Hội thánh của chúng ta.

Các bạn nên tự hỏi lại rằng liệu Lễ báp-tem mà chúng ta được tiếp nhận có phải là phương thức đúng và có tác dụng rửa sạch tội lỗi của chúng ta không? Đây là một câu hỏi rất quan trọng vì nó liên quan đến sự cứu rỗi của chúng ta.

Nguyện Đức Thánh Linh của Chúa hướng dẫn để chúng ta hiểu được lời dạy của Ngài về việc làm báp-tem và tiếp nhận phương thức đúng của việc làm báp-tem đã được ghi chép trong Kinh Thánh, để chúng ta có thể nhận được sự tha thứ tội lội của mình và bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời.

 

» True Jesus Church